7 quy tắc học tiếng Anh Effortless English

Để nói tiếng anh một cách tự động, không cần phải suy nghĩ, từ ngữ tuôn ra từ miệng bạn một cách dễ dàng, ngoài việc áp dụng đúng phương pháp học Effortless English bạn cần áp dụng 7 quy tắc học tiếng Anh Effortless English của AJ.Hoge .

Đây chính là bí mật giúp Effortless English thành công trên toàn thế giới, giúp hàng triệu người học cải thiện được trình độ tiếng Anh của mình. Vậy 7 quy tắc đó là gì?

7 QUY TẮC HỌC EFFORTLESS ENGLISH

Mặc dù đây là những nguyên tắc tự học tiếng Anh không còn mới và đã được chia sẻ nhiều nơi nhưng vẫn có nhiều bạn chưa biết hoặc chưa vận dụng đúng để phát huy sức mạnh của những nguyên tắc này. Đây chính là bí mật giúp Effortless English thành công trên toàn thế giới, là yếu tố giúp hàng triệu người học đã cải thiện được trình độ tiếng Anh của mình một cách nhanh chóng

Xem thêm: Effortless English là gì?

I. QUY TẮC 1: Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ

Quy tắc đầu tiêng trong bộ 7 quy tắc học Effortless English chính là học theo cụm từ. Theo cách học truyền thống hiện nay thì người học sẽ được liệt kê 1 danh sách những từ vựng có liên quan hoặc không liên quan đến 1 chủ đề, bao gồm cách phát âm và nghĩa. Tuy nhiên, nếu học theo cách này thì người học chỉ có thể nhớ trong một thời gian ngắn hạn và sau đó có thể quên, và không biết cách dùng hoặc những từ vựng đó thông thường sẽ đi với các giới từ, danh từ gì.

Cụm từ là các nhóm từ vựng có liên quan đến nhau và cùng hướng đến một ý. Ví dụ như ” I want to travel around the the world”, “give it to me”, “He is so kind”, “She hates ice cream”, “how are you?”,…Đây là cách mà những người bản xứ cũng như chúng ta học ngôn ngữ mẹ đẻ.

Hay ví dụ như động từ “go”, “get”, “take”,…mỗi khi kết hợp với 1 giới từ nó lại mang ý nghĩa khác nhau. “Take” ở đây không chỉ đơn thuần là “cầm, lấy” nữa mà “take up” có nghĩa là “bắt đầu một thói quen mới”, “take out” là “chuyển cái gì đó ra ngoài”, “take after” là “giống ai đó về ngoại hình hoặc tính cách”,…

Và khi nghe các đoạn hội thoại, chú ý tới cụm từ trong những câu chuyện, bạn sẽ nhận được những ích lợi như nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn bao gồm cách dùng, ý nghĩa, học được phát âm và cả ngữ pháp nữa. Bạn sẽ học được cách kết hợp chính xác từ đó với các từ khác. Sẽ không còn lo lắng về các quy tắc ngữ pháp, trật tự từ. Đây là cách giúp bạn học ngữ pháp một cách trực quan và vô thức mà không cần phải nhồi nhét bất cứ quy tắc ngữ pháp. Bạn sẽ có thể bật ra một câu bằng phản xạ, hoàn toàn tự nhiên mà không phải ghép nối từng từ một. Thêm một điểm nữa, người bản ngữ thường nói chủ yếu theo cụm từ, nên cách phát âm của họ có thể sẽ khác so với khi bạn nói từng từ. Khi đã quen với việc nói cả cụm, cả câu thì việc nối âm, nuốt âm xảy ra thường xuyên khiến nhiều người mới học “không thể hiểu được” họ đang nói gì mặc dù từ đó họ đã rất quen thuộc rồi. Khi nghe nhiều và học theo từng cụm, bạn sẽ học được ngữ âm, ngữ điệu, nối âm, nuốt âm trong cụm từ đó, từ đó phát âm chuẩn hơn và biết cách ngắt nhịp hợp lý.

Rất nhiều sinh viên học tiếng Anh bằng cách ghi nhớ từng từ đơn lẻ và khi họ nói, họ nói từng từ một, thường ngừng nghỉ một cách không tự nhiên, nhịp điệu lạ. Điều này khiến cho những người bản xứ phải cố gắng mới hiểu được dẫn tới cả người nghe và người nói đều cảm thấy nản lòng.

Chính vì thế hãy luôn mang trong mình một cuốn sổ tay để ghi chép về các “cụm từ” mỗi khi bạn gặp hay nghe một cụm từ nào đó từ một bài hát, một bộ phim, hay một tờ báo chẳng hạn. Nó sẽ nhắc bạn về các từ vựng, cách sử dụng và ngữ cảnh đó. Bằng cách này, vốn từ vựng cũng như kiến thức ngữ pháp, cách phát âm của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

II. QUY TẮC 2: Đừng học ngữ pháp!

Chắc hẳn đọc đến quy tắc này, bạn sẽ không tránh khỏi NGẠC NHIÊN phải không nào?

Sau nhiều năm học ở trường, các thầy cô đều dạy ngữ pháp trước tiên, thậm chí bỏ qua các kĩ năng nghe, nói. Nhưng thực tế chứng minh, sau nhiều năm học các quy tắc ngữ pháp, rất ít người trong chúng ta có thể nói được tiếng Anh. Rất nhiều bạn giỏi ngữ pháp nhưng lại bị hạn chế khả năng nói. Trong các cuộc giao tiếp, nói cách khác, bạn sẽ nghĩ về tiếng Anh thay vì thực hành nó. Bạn sẽ nghĩ đến các thì quá khứ, hiện tại, tương lai, hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành. Bạn sẽ nghĩ cách sắp xếp trật tự từ sao cho đúng. Đối với việc viết tiếng Anh điều này rất tốt, nhưng khi đó bạn có thời gian để suy nghĩ, bạn có thể thay thế nó bằng từ khác, bạn có thể sửa nó khi bạn mắc lỗi… Nhưng đối với nói, bạn không có thời gian để nghĩ câu trả lời. Bạn không có thời gian để suy nghĩ về thì, giới từ, sở hữu cách, cụm động từ hay bắt cứ một kiến thức ngữ pháp nào mà bạn đã học. Nếu ai đó hỏi bạn, bạn sẽ phải trả lời ngay. Học ngữ pháp sẽ hạn chế khả năng nói của bạn, trước khi nói một câu nào đó, bạn luôn tự hỏi mình những câu như “phải dùng giới từ như thế nào?”, “dùng thì này có đúng không?”, “nên dùng thì hiện tại hoàn thành hay chỉ là hiện tại đơn?”…Và bạn luôn ở trong tâm trạng bị trói buộc, bế tắc trong suy nghĩ, phân vân và cuối cùng im lặng. Trong khi đó, có rất nhiều bạn ngữ pháp tiếng Anh chưa vững, nhưng họ lại có thể nói chuyện bằng tiếng Anh một cách rất dễ dàng. Có một sự nghịch lý ở đây. Đó là càng tập trung thu nạp các cấu trúc ngữ pháp, bạn lại càng khó nói tiếng Anh. Bạn phải liên tục nghĩ đến cách dùng thì, cách chia động từ và điều này dẫn đến tốc độ nói chậm, ngập ngừng, không tự nhiên. Việc giao tiếp bỗng trở nên thất bại.

Hơn thế nữa, tiếng Anh giao tiếp là tiếng Anh thực, nó không phải là tiếng Anh trong các quyển sách bạn được học. Các hội thoại trong các giáo trình của bạn là các câu nói đầy đủ thành phần câu, là một câu hoàn chỉnh (Đây cũng là điều bạn được dậy), nhưng thực tế, tiếng Anh nói lại CHỦ YẾU là các câu chưa hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, các bạn chớ nên hiểu lầm ý của tác giả. A.J. Hoge muốn nói việc đừng học ngữ pháp ở đây là đừng nên học theo phương pháp cũ, học từ sách vở, giáo trình, sau đó làm thật nhiều bài tập để ghi nhớ, tác giả muốn chúng ta học ngữ pháp một cách “trực quan”. Theo Effortless English, trong quá trình học các cụm từ, câu chúng ta đã học ngữ pháp rồi. Chúng ta học ngữ pháp bằng cách lắng nghe, ghi nhớ cụm từ, chứ không phải bằng các quy tắc được viết ra giấy như chủ ngữ, động từ, tân ngữ,…Chúng ta có thể học ngữ pháp một cách hoàn toàn tự nhiên.

Bạn hãy thử dừng học ngữ pháp một thời gian, gác lại các cuốn sách ngữ pháp dày cộp sang một bên, thay vì lo lắng về các lỗi sai thì hãy cứ tự nhiên nói. Chấp nhận nó và sửa nó. Như vậy bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn.

III. QUY TẮC 3: Học bằng tai không phải học bằng mắt

Đây có lẽ là nguyên tắc quan trọng nhất trong bộ 7 quy tắc học Effortless English vì đó là cách chúng ta học ngôn ngữ khi còn nhỏ.

Như những đứa trẻ, khi sinh ra chúng sẽ được nghe trước tiên. Nghe luôn là bước đầu tiên khi chúng tiếp cận một ngôn ngữ. Khi chúng nghe những người xung quanh như ông bà, bố mẹ, anh chị nói chuyện,…Sau một thời gian nghe hiểu nhất định, đứa trẻ sẽ đột nhiên bắt đầu nói. Nhà nghiên cứu James Crawford đã phát hiện ra rằng khả năng nói tiếng Anh là kết quả của việc nghe và thành thạo tiếng Anh thường xuất phát duy nhất từ khả năng nghe. Hay nói một cách nôm na, khả năng nghe sẽ hình thành khả năng nói. Việc học bằng tai sẽ tốt hơn so với học bằng mắt. Nghe chính là chìa khóa để nói tiếng Anh tốt. Nếu bạn nghe nhiều hơn, bạn sẽ học được nhiều từ vựng hơn, ngữ pháp và cách phát âm. Bằng cách này, bạn sẽ học tiếng Anh một cách tự nhiên hơn.

Trong thực tế, các chuyên gia cho rằng 80% thời gian học tiếng Anh của bạn nên dành để nghe. Nghe là việc rất quan trong khi bạn học ngôn ngữ. Đối với người bản ngữ, tốc độ nói rất nhanh, nhanh đến mức bạn không có thời gian để phân tích, suy nghĩ về các quy tắc ngữ pháp. Bạn phải ngay lập tức hiểu và phản hồi. Vậy nên nếu bạn không chịu khó nghe, thì bạn sẽ không thể hiểu họ nói gì, khả năng phân tích của bạn chậm và đương nhiên là tốc độ phản hồi cũng giảm.

Thêm 1 lợi ích khi nghe, là bạn sẽ dần quen và phát âm chuẩn như người bản ngữ. Các cấu trúc câu, các cụm từ cũng dễ nhớ hơn rất nhiều. Nếu bạn để ý, khi bạn nghe 1 bản nhạc và có đoạn điệp khúc, bạn sẽ nhớ nó, nhớ cả câu, các từ vựng. Đây là một cách học rất tự nhiên và không gây căng thẳng.

Hãy bắt đầu tập nghe ngay từ bây giờ. Hãy nghe, nghe, nghe và nghe ở mức tối đa. Bạn có thể bắt đầu bởi những bài hát hoặc bộ phim ngắn, dễ nghe, dễ hiểu.

IV. QUY TẮC 4: Học sâu – chậm mà chắc

Việc học lướt, đi qua các bài quá nhanh khiến cho các học sinh chưa kịp nắm vững được bài cũ đã phải học sang bài mới. Học sinh bị ép phải học nhiều ngữ pháp và từ vựng hàng tuần. Trong 1 tiết học, các em sẽ phải học hết những gì mà các giáo viên đã soạn trong giáo trình. Và đương nhiên, trong thời gian ngắn ngủi ấy, học sinh sẽ chỉ được học ngữ pháp còn phần thực hành sẽ…để đó. Chính điều này khiến các em quên các kiến thức một cách nhanh chóng.

Vậy học sâu là gì? Học sâu có nghĩa là lặp đi lặp lại những gì bạn đã học được, để nó đi vào tiềm thức của bạn, bạn hiểu nó và tự động hiểu nghĩa cũng như nói nó một cách tự động.

Bạn không cần phải ghi nhớ, hay học thuộc lòng các cụm từ, mà là cần thực sự hiểu sâu các cụm từ mà bạn đang học. Với chương trình Effortless English, thầy A.J. Hoge khuyên chúng ta, mỗi bài học phải được học ít nhất trong 7 ngày. Bạn phải lập đi lặp lại nó đến khi hiểu và hiểu thật sâu. Ví dụ như khi bạn nghe một câu chuyện hay đọc 1 tờ báo, bạn cần phải nghe, đọc, hiểu, thấm cho tới khi bạn có thể kể lại câu chuyện đó theo cách kể của chính bạn mà nghĩa không đổi.

Đừng bao giờ dừng lại. Bạn chỉ cần ôn lại nhiều hơn. Hãy tập trung vào các từ, động từ và cụm từ phổ biến qua việc nghe và sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần, thực hành chúng một cách thường xuyên.

Rất nhiều người học tiếng Anh không hiểu được tầm quan trọng của việc học sâu. Khi được nhắc lại nhiều lần về một kiến thức, thậm chí họ còn phàn nàn. Tuy nhiên, trong những hội thoại thông thường, họ lại thường xuyên bị mắc lỗi về vấn đề đó. Sự nóng vội không giúp bạn GIỎI tiếng Anh. Và đương nhiên việc học quá nhiều kiến thức trong 1 thời điểm lại càng khiến bạn cảm thấy bối rối mỗi khi sử dụng chúng. Hãy học từ từ, chậm mà chắc, thường xuyên ôn lại bài cũ. Chẳng hạn như bạn có thể nghe một câu chuyện sử dụng thì quá khứ nhiều lần trong tuần. Sau đó, bạn sẽ nghe một câu chuyện khác trong 2 tuần và một câu chuyện khác nữa sử dụng thì quá khứ trong khoảng thời gian tương tự. Hãy ôn tập thật nhiều để bạn cảm thấy nhuần nhuyễn hơn.

Một lúc nào đó, có thể bạn sẽ thấy nó nhàm chán vì phải lặp lại nhiều lần. Cách tốt nhất là chọn loại tài liệu thật hấp dẫn đối với bạn.

V. QUY TẮC 5: Học ngữ pháp một cách trực quan và tự nhiên

Ngữ pháp khá quan trọng tuy nhiên ở quy tắc số 2 của Effortless English chúng ta đã nhắc đến việc “Đừng học ngữ pháp”. Có thể bạn đang nghĩ, “Tôi có thể học ngữ pháp tiếng Anh thế nào nếu tôi không học những quy tắc ngữ pháp tiếng Anh?”

Chúng ta thay có thể thay đổi khung thời gian và thay đổi ngữ pháp để tạo ra các phiên bản khác nhau của từng câu chuyện. Bằng cách đọc và nghe nhiều phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện, có thể là câu chuyện trong thì quá khứ, câu chuyện trong hiện tại hoặc cũng có thể có một phiên bản khác được kể trong tương lai. Chúng ta có thể học ngữ pháp từ một cách trực quan mà không cần nghĩ về thì, cách chia động từ.

Về cơ bản, mỗi câu chuyện từ điểm nhìn khác nhau (Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau) đều như nhau, nhưng sự thay đổi về thời gian dẫn đến sự thay đổi về ngôn ngữ được sử dụng… đặc biệt động từ (khác nhau vì chia động từ). Một trong những ưu điểm của các câu chuyện theo điểm nhìn là thường tập trung vào các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng phổ biến nhất. Bằng việc nghe các câu chuyện này nhiều lần, bạn sẽ tiếp thu được thì thời ngữ pháp tiếng Anh phổ biến và hữu dụng nhất một cách dễ dàng và tự nhiên.

Trong quá trình giao tiếp, ngữ pháp phải xuất hiện thật nhanh chóng trong đầu bạn. Bạn sẽ không có thời gian để nghĩ về các quy tắc, cách dùng, cách sắp xếp. Hầu hết mọi người thấy việc học ngữ pháp qua sách vở là một việc làm hết sức buồn tẻ, khó hiểu, dễ nản lòng. Nhiều người cảm thấy sợ hãi khi phải cố gắng ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp. Họ cảm thấy mông lung và dần cảm thấy lẫn lộn không biết nên sử dụng trong trường hợp nào.

Với phương pháp Effortless English nói chung và nguyên lý học ngữ pháp thông qua các câu chuyện nhỏ thể hiện quan điểm nói riêng, bạn sẽ học ngữ pháp 1 cách tự nhiên. Bạn chỉ cần lắng nghe, hiểu câu chuyện và ngữ pháp tự động đi vào tiềm thức. Bạn có thể đáp trả, phản hồi người đối diện một cách nhanh chóng mà không cần phải nghĩ ngợi nhiều. Một trong những ưu điểm của các câu chuyện theo điểm nhìn đó là chúng thường tập trung vào các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng phổ biến nhất. Rất nhiều người có xu hướng học những cấu trúc quá phức tạp, hiếm gặp thay vì những các cấu trúc mà người bản xứ sử dụng hàng ngày.

Việc duy nhất bạn cần làm chỉ là lắng nghe các phiên bản khác nhau của câu chuyện mà không cần phân tích chúng. Hãy thư giãn và tập trung vào các sự kiện của câu chuyện. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra rằng mình đã tiếp thu được ngữ pháp một cách trực quan, tự nhiên mà không cần cố gắng, nỗ lực “nhồi nhét” những dòng ngữ pháp khô khan vào đầu.

VI. QUY TẮC 6: Học tiếng anh thực tế và tạm bỏ những cuốn giáo trình

Đã đến lúc bỏ qua những cuốn giáo trình và học tiếng Anh THỰC. Vì sao?

Vì với những cuốn giáo trình, chúng thường tập trung quá nhiều vào ngữ pháp. Các đoạn hội thoại hết sức trang trọng, cứng nhắc, thậm chí rất hiếm gặp trong thực tế. Chúng chủ yếu được sử dụng phổ biến trong văn viết. Trong khi đó những từ, cụm từ, thành ngữ, tiếng lóng phổ biến với người bản ngữ thì bạn lại không được học.

Các cuộc hội thoại trong giao tiếp tiếng Anh thường khá thoải mái. Cách phát âm thực tế cũng khác xa với những gì bạn tìm thấy trong giáo trình hoặc các cuộn băng nghe vì chúng thường được nối âm, nhấn nhá giọng điệu, ngữ điệu. Trong khi các giáo viên dạy bạn đọc từng từ “How are you? thì một người Mĩ thực sự sẽ nói là “Howya doin’?”, “Howzit goin’?”, “Hey, whassup?” ,…Đó là lí do mà rất nhiều người học tiếng Anh lâu năm vẫn không thể hiểu người bản địa nói gì.

Rõ ràng là giáo trình không phải là công cụ học tập hữu hiệu. Vậy bạn cần công cụ nào? Bạn sẽ học theo cách người bản xứ học: bằng cách sử dựng tài liệu thực. Hãy chỉ sử dụng tài liệu thực. Tài liệu thực tế là gì? Đó chính là sách, báo, tạp chí, podcast, video, thậm chí là những bản nhạc, những bộ phim,… Hãy lựa chọn những tư liệu mà bạn thích, phù hợp với trình độ của bạn.

Bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu nghe tiếng Anh thực tế trên mạng, các sách nói, podcast, bản tin CNN hay BBC hay những bộ phim truyền hình. 

VII. QUY TẮC 7: Nghe và trả lời thông qua các câu chuyện

Quy tắc cuối cùng trong bộ 7 quy tắc học Effortless English chính là nghe và trả lời thông qua các câu chuyện. Muốn khả năng phản xạ tốt, bạn nên luyện tập nghe và trả lời câu hỏi của người nói, chứ đừng chỉ nghe rồi lặp lại “máy móc” mà không suy nghĩ. Theo cách học tiếng Anh truyền thống, giáo viên thường bắt các bạn nghe và nhắc lại. Tuy nhiên việc nghe và nhắc lại lại không mấy đem lại hiệu quả vì các bạn không suy nghĩ gì. Tức là chúng cũng không được nạp vào đầu bạn. Tuy nhiên khi tập nghe và trả lời thì tức là bạn đã phải hiểu chúng.

Những câu chuyện là công cụ cực kì hữu ích cho việc học tiếng Anh của bạn. Vì thông thường, chúng đem đến rất nhiều cảm xúc. Và khi được tác động bởi cảm xúc, mọi thứ sẽ dễ ghi nhớ hơn, dễ hiểu hơn. Nếu các bạn để ý các bạn sẽ thấy rất nhiều cuốn sách của các tác giả nổi tiếng đều truyền tải thông điệp qua các câu chuyện. Đó là những câu chuyện mà chính họ trải nghiệm, hoặc được nhìn thấy, xem qua, hoặc được kể lại. Những câu chuyện này thường dễ đi vào lòng người hơn là việc gạch đầu dòng hoặc viết lan man về những thứ hết sức trừu tượng.

Với Effortless English, sau khi nghe các câu chuyện, bạn cần phải trả lời những câu hỏi. Những câu hỏi rèn luyện cho bạn cách hiểu và trả lời nhanh hơn. Bạn phải liên tục hiểu được các câu hỏi và trả lời chúng tức thì. Các câu hỏi thường rất dễ và câu trả lời của bạn phải thật ngắn gọn. Trọng tâm của những câu chuyện này là tốc độ, đẩy nhanh phản xạ. Đây là một dạng bài tập giúp bộ não vận động. Điều này giúp bạn học và phản xạ nhanh hơn. Bạn sẽ có thể nói nhanh và tự động mà không cần nghĩ đến “Từ này có nghĩa là gì nhỉ”.

Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Pasal dành tặng cho bạn 3 buổi học trải nghiệm 2 phương pháp độc quyền Effortless English và Pronunciation Workshop, bạn chỉ cần ấn vào banner phía dưới và điền thông tin để Pasal tư vấn cho bạn nhé!!!

Bạn muốn học thêm về nội dung nào?

Đặt lịch test trình độ và học trải nghiệm miễn phí với Giáo viên tại Pasal, Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Back to Top