Người mới bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp như thế nào?

Người mới bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp như thế nào?

19/06/2021

Nội dung chính

mục lục

    Bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh? Bạn học tiếng Anh nhiều năm rồi nhưng vẫn mất gốc? Bạn cần thi lấy chứng chỉ tiếng Anh để phục vụ mục đích học tập tại trường hay cho công việc trong tương lai? Bạn đang tìm cho bản thân một lộ trình học tiếng Anh giao tiếp phù hợp với khả năng bản thân?

    Ngay sau đây, Pasal sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn một lộ trình học tập rõ ràng và cụ thể giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp một cách nhanh chóng.

    I. TẠI SAO HỌC TIẾNG ANH 10 NĂM KHÔNG GIỎI?

    Nguyên nhân mất gốc tiếng Anh của học sinh Việt.

    Nhiều người vẫn tự hỏi…

    • “Tại sao tôi học tiếng Anh nhiều năm rồi mà vẫn không tiến bộ?”

    • “Để học tiếng Anh hiệu quả, tôi cần có một môi trường tốt để luyện tập và sử dụng?”

    • Hay … “Tôi không có điều kiện được học ở một trung tâm đắt tiền hay tôi không có năng khiếu?”

    Tất nhiên là KHÔNG! Hãy nhìn xung quanh bạn:

    • Rất nhiều bạn vẫn giỏi tiếng Anh dù đang sống và làm việc tại Việt Nam.

    • Nhiều bạn đã tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà vẫn giỏi đến mức thành thạo.

    • Nhiều bạn đã giỏi tiếng Anh từ một người mất căn bản hoặc mất gốc.

    Vậy vì sao bạn học tiếng Anh dù 5 năm, 7 năm hay 10 năm mà vẫn không giỏi? Dưới đây là 4 nguyên nhân chính khiến 80% người học tiếng Anh đang mắc kẹt mãi không giỏi.

    1. Nguyên nhân 1: “Lạc đường”, không được hướng dẫn bài bản

    Đừng để lạc lối trong tiếng Anh.

    Khi bạn không có nhận thức về một lộ trình học tiếng Anh giao tiếp rõ ràng ngay từ đầu, bạn sẽ rất dễ bị “loạn” kiến thức.

    • Bạn không biết kĩ năng nào quan trọng nên ưu tiên học trước, cái nào học sau.

    • Bạn không biết phương pháp học tiếng Anh nào là hiệu quả cho từng giai đoạn học.

    Do vậy, bạn thường bắt đầu với bất kỳ bài học nào đó mà bạn “vô tình” nhìn thấy. Như khi lướt Facebook, Instagram, Youtube,… hoặc từ một kênh Blog Website học tiếng Anh nào đó.

    Câu hỏi thường gặp: Tôi cần học bao nhiêu từ vựng tiếng Anh để có thể giao tiếp được?

    Câu trả lời ở đây là: Tùy vào trình độ, kiến thức, thói quen đọc sách và việc luyện tập của mỗi người.

    • Trung bình một người bản ngữ biết khoảng 20000 đến 40000 nghìn từ vựng.

    • Khi mới bắt đầu, bạn sẽ cần 1000 từ vựng để có thể giao tiếp căn bản.

    • Ở mức 3000 từ vựng, bạn đã có thể nói tiếng Anh khá lưu loát.

    • Cuối cùng, để làm chủ được tiếng Anh thì bạn sẽ cần khoảng 10000 từ vựng.

    Lúc này, bạn đã biết mục tiêu của mình là gì rồi. Hãy bắt đầu lập kế hoạch và lộ trình học phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể.

    Trên thực tế, một người bản ngữ chỉ sử dụng khoảng từ 2000 đến 3000 từ vựng trong giao tiếp hằng ngày mà thôi.

    2. Nguyên nhân 2: Quá coi trọng ngữ pháp và từ vựng

    Nhà trường chỉ chú trọng dạy ngữ pháp, từ vựng.

    Những suy nghĩ sai lầm cơ bản với mô hình học tiếng Anh truyền thống của người Việt Nam:

    • “Mình chưa nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh thì làm sao có thể giao tiếp?”

    • Hay… “Nếu mình nói tiếng Anh mà bị sai ngữ pháp thì ngại lắm“

    Sự thật là ngay cả người bản ngữ cũng nói sai ngữ pháp tiếng Anh. Và đôi khi bạn cũng nói sai ngữ pháp tiếng Việt. 

    Hãy nhớ lại khi còn bé, lúc bạn còn là một đứa trẻ và bắt đầu với TIẾNG VIỆT:

    • Lúc tập nói, bạn chẳng cần từ vựng, nhưng bạn vẫn có thể giao tiếp

    • Bạn thể hiện mong muốn thông qua ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt của mình.

    • Vào lớp 1, khi đã thành thạo nghe nói. Lúc này bạn mới bắt đầu học ngữ pháp và cách viết tiếng Việt.

    Học tiếng Anh cũng vậy, bạn hãy nghe và nói thật nhiều, học theo chủ đề cụ thể và luyện tập hàng ngày.

    Việc luyện tập sẽ giúp bạn có thể ghi nhớ ngữ pháp, từ vựng và sử dụng tiếng Anh một cách bản năng nhất.

    3. Nguyên nhân 3: Học nhưng không thực hành

    Học đi đôi với hành là bí quyết giỏi tiếng Anh.

    Sự thật là rất nhiều bạn học tiếng Anh nhưng tai lại không mấy khi nghe, miệng cũng chẳng nói. Việc học tiếng Anh mà không thực hành sẽ mãi khiến bạn dặm chân tại chỗ.

    *Lưu ý: Phản xạ nghe và nói là điều quan trọng chính trong tiếng Anh giao tiếp. Luyện nói thường xuyên sẽ giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả hơn, phản xạ tốt hơn và học được cách để duy trì một cuộc hội thoại thực sự khi giao tiếp tiếng Anh.

    Bạn hãy thực hành bằng cách nói chuyện trước gương, nhại lại những câu nói của nhân vật trong phim, hay lời một bài hát mà bạn thích. Đôi khi đến công viên và luyện tập với người nước ngoài vào dịp cuối tuần chẳng hạn.

    Hãy nhớ rằng, trong quá trình học tiếng Anh, chắc chắn bạn sẽ gặp những khó khăn.

    Tuy nhiên, điều đó chứng tỏ bạn cần phải cố gắng luyện tập nhiều hơn nữa.

    4. Nguyên nhân 4: Thiếu sự kiên trì

    Tại sao học tiếng Anh phải kiên trì?

    Việc học tiếng Anh giao tiếp là cả một quá trình lâu dài và kiên nhẫn. 

    Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc học tiếng Anh thường chia làm 2 trường hợp:

    • Trường hợp 1: học lâu năm nhưng sai phương pháp.

    • Trường hợp 2: học vài tuần, vài tháng nhưng không kiên trì, rồi nản và bỏ cuộc.

    *Lời khuyên: Bạn hãy thử kết hợp việc học tiếng Anh với cuộc sống hằng ngày như qua phim, qua bài hát. Nói tiếng Anh với bạn bè hoặc các hoạt động xã hội.

    Để có thể làm chủ tiếng Anh giao tiếp, bạn cần phải có một động lực đủ lớn. Bạn hãy nhớ đến những cơ hội và tương lai tốt đẹp mà tiếng Anh có thể mang lại cho bạn. Ví dụ như: du học, du lịch nước ngoài, thăng tiến trong công việc,…

    Đừng so sánh mình với bất kì ai và tạm quên đi kết quả mà bạn mong muốn đạt được. Bạn chỉ cần thấy bản thân mình đã tiến bộ hơn hôm qua, hãy tiếp tục và kiên trì.

    II. LỘ TRÌNH TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HOẶC MẤT GỐC

    Lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc.

    Nếu bạn đã tìm ra được nguyên nhân khiến mình học tiếng Anh không thành công. Tiếp theo bạn sẽ tìm cách khắc phục những nguyên nhân đó.

    Sau một thời gian kiên trì phấn đấu, bạn chắc chắn sẽ thấy được thành quả!

    1. Lộ trình 1: Bắt đầu với phát âm

    Luyện tập phát âm là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng. Đây là kỹ năng nền tảng cho việc học và luyện nói tiếng Anh giao tiếp. 

    Đôi khi, trong các bài hội thoại tiếng Anh căn bản, để người khác có thể hiểu được ý định của bạn. Bạn chỉ cần phát âm thật chuẩn, sử dụng một vài từ vựng hoặc những câu đàm thoại thông dụng.

    Hãy cẩn thận, lỗi phát âm sai có thể làm người nghe hiểu sai hoàn toàn ý của bạn.

    Ngoài ra, phát âm sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tiếng Anh của bạn sau này. Vì sao lại như vậy:

    • Khi phát âm sai, lúc này bạn không thể nghe chính xác được người khác nói trong lúc giao tiếp.

    • Dẫn đến việc bạn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học.

    Để tránh tình trạng trên. Dưới đây là “lộ trình học” phát âm tiếng Anh giao tiếp cơ bản, phù hợp cho người mới bắt đầu và mất gốc tiếng Anh.

    Chặng 1: Luyện tập cơ miệng tại nhà

    Luyện cơ miệng trước khi học phát âm tiếng Anh.

    Phát âm tiếng Anh không giống với tiếng Việt. Đối với tiếng Anh, việc phát âm đòi hỏi nhiều đến sự kết hợp giữa khoang miệng, môi và cột hơi, để âm phát ra được chính xác.

    Trong phát âm tiếng Anh, bạn cần chú ý học chính xác cách chuyển động của miệng cho từng âm tiết. Đây là lý do chúng ta dễ bị mệt và hụt hơi khi luyện nói tiếng Anh trong thời gian dài và liên tục.

    Một số bài tập cơ miệng gợi ý cho bạn:

    • Bài tập cơ lưỡi.

    • Thổi hơi qua miệng.

    • Bài tập rung cổ họng.

    • Bài tập lấy hơi từ bụng.

    Xem thêm: Hướng dẫn phát âm tiếng Anh chuẩn giọng Mỹ cho người mất gốc

    Chặng 2: Làm chủ ngữ âm trong tiếng Anh

    Học phát âm chuẩn theo bảng IPA.

    Bảng phiên âm IPA gồm 44 âm cơ bản, 20 nguyên âm và 24 phụ âm.

    Phần phía trên màu xám Nguyên âm ( Vowels) gồm 2 phần nhỏ hơn:

    • Phần xám nhạt là Nguyên âm đơn ( Monophthongs).

    • Phần xám đậm là Nguyên âm đôi ( Diphthongs).

    Cách học đúng ở đây là học lần lượt từ Nguyên âm đơn, Nguyên âm đôi, Phụ âm. Hãy tập trung vào 8 âm này: /iː/, /ɜː/, /ɑː/, /eɪ/, /dʒ/, /j/, /θ/, /l/.

    Các âm này xuất hiện trong 80% các từ tiếng Anh và cũng là những âm khó đối với người Việt Nam. Vì khẩu hình các âm này không giống bất kì âm nào trong tiếng Việt.

    Nhưng khi bạn nắm được cách phát âm của 8 âm quan trọng này, thì việc luyện các âm còn lại cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.

    Chặng 3: Tầm quan trọng của “trọng âm” và “ngữ điệu” trong tiếng Anh

    Trọng âm và ngữ điệu rất quan trọng trong tiếng Anh.

    #1 Trọng âm trong tiếng Anh là gì?

    Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Do đó, những từ có hai âm tiết trở lên trong tiếng Anh luôn có một âm tiết phát âm khác hẳn với các âm tiết còn lại về độ cao, độ dài, độ mạnh. Đó được gọi là trọng âm.

    Nhìn vào phiên âm của một từ, trọng âm của từ đó được ký hiệu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết được nhấn trọng âm.

    Trọng âm trong tiếng Anh cũng quan trọng như dấu trong tiếng Việt. Đây là chìa khóa để hiểu và nói tiếng Anh chuẩn như người bản xứ

    Một số từ được viết giống nhau nhưng khác nhau về từ loại sẽ có cách nhấn trọng âm vào những âm tiết khác nhau. Nếu bạn nói sai trọng âm, người nghe sẽ khó hiểu ý của bạn thậm chí hiểu sai.

    Xem thêm: Quy tắc xác định trọng âm của từ phải biết

    #2 Ngữ điệu trong tiếng Anh là gì?

    Ngữ điệu trong tiếng Anh được hiểu đơn giản là sự lên xuống và ngắt nghỉ khi nói. Ngữ điệu sẽ làm kỹ năng nói tiếng Anh của bạn trôi chảy, lôi cuốn và tự nhiên hơn. Nó được ví như tính nhạc có trong mỗi câu.

    Sự thật là, mỗi người sẽ có ngữ điệu riêng. Họ sẽ nhấn mạnh ở các từ mà họ cho là quan trọng trong ý của họ. Ví dụ:

    • There are six books on the table => Nhấn mạnh có 6 cuốn sách chứ không phải 3 cuốn hay 4 cuốn.

    • There are six books on the table => Nhấn mạnh đó là cuôn sách chứ không phải quyển số tay hay cuốn tập.

    • There are six books on the table => Nhấn mạnh để trên bàn chứ không phải để trên ghế hay tủ.

    *Lưu ý: Việc lên giọng hay xuống giọng ở những chỗ khác nhau sẽ làm câu mang một ý nghĩa và sắc thái khác hẳn nhau.

    2. Lộ trình 2: Luyện nghe tiếng Anh tăng phản xạ

    Phải làm thế nào để luyện phản xạ tiếng Anh?

    Bạn có bao giờ tự hỏi:

    • “Những người giỏi tiếng Anh đã luyện kỹ năng Listening như thế nào?”

    • Tại sao họ có thể nghe như “gió” và nói như “bay” vậy?

    Câu trả lời chính là họ đã áp dụng phương pháp học tiếng Anh giao tiếp Effortless English thần thánh.

    Effortless English đã giúp hàng triệu người trên khắp thể giới nói tiếng Anh lưu loát chỉ trong 3-6 tháng. Effortless English tập trung vào kĩ năng nghe qua các Mini – Story

    Mini – Story là bài nghe dưới dạng file mp3, mỗi bài học có ít nhất 2-3 bài nghe (một số bài có thể nhiều hơn) về một chủ đề cụ thể.

    Chặng 1: Làm chủ từ vựng trước khi nghe mini – story

    Học tiếng Anh giao tiếp qua mini - story.

    Bước 1: Đọc hiểu bài – Gạch chân từ mới

    • Đọc lần 1: Hãy cố gắng hiểu nội dung chính của câu chuyện (bỏ qua những từ vựng không biết).

    • Đọc lần 2: Gạch chân những tư vựng mới => Đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh câu chuyện.

    Bước 2: Nắm bắt ngữ nghĩa của từ:

    • Vào Google => Mở Google Image.

    • Điền từ vựng tiếng Anh cần học => Đoán nghĩa của từ.

    • Cố gắng kết hợp sử dụng Body Language để ghi nhớ từ vựng sâu hơn.

    Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng từ điển. Từ điển sẽ giúp bạn biết được nghĩa và ngữ nghĩa của từ trong từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn tránh những sai lầm cơ bản khi sử dụng những từ vựng tiếng Anh.

    Chặng 2: Luyện nghe tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả?

    Làm thế nào để nghe tiếng Anh hiệu quả?

    Bước 1: Nghe và nắm bắt nội dung các đoạn hội thoại cơ bản

    • Warm – up cho tinh thần thoải mái trước khi bắt đầu.

    • Nghe lần 1: Nghe và cảm nhận tổng quan câu chuyện mà chưa cần hiểu 100%.

    • Nghe lần 2 – 3: Nghe hiểu câu chuyện, ghi chú lại các từ khóa mà bạn nghe được.

    Bước 2: Luyện nghe tiếng Anh cùng với Script

    Trong lúc luyện nghe và nhìn vào script, bạn hãy ghi chú lại những thông tin sau:

    • Những từ vựng mới.

    • Các âm đuôi, và các chỗ nối âm.

    • Ngữ điệu trong câu.

    Sau đó, bạn hãy sử dụng từ điển hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những vấn đề bạn vừa ghi chú được trong câu chuyện.

    Bước 3: Nghe và luyện tập ngữ âm

    Tại bước này, bạn sẽ bật file story và nghe đi nghe lại file này một vài lần. Sau đó, bạn bắt đầu nói lại nội dung audio gốc.

    • Bạn hãy nhớ ghi âm lại giọng của mình và so sánh với bản Audio nhé.

    • Nếu bạn thấy chưa giống về ngữ điệu, vẫn thiếu âm cuối hoặc nối âm.

    • Lúc này các bạn mở lại Audio và nghe thêm vài lần nữa.

    *Mẹo: Thời gian đầu, bạn chỉ cần tập trung nghe nhiều nhất có thể mà chưa cần phải nhắc lại ngay. Hãy cứ nghe, và nghe thật nhiều trước khi tập bắt chước nói theo Audio.

    Bước 4: Shadowing theo Mini – Story.

    Để đạt kết quả cao trong phần này, các bạn lưu ý những điểm sau nhé:

    • Hãy đứng dậy và luyện tập.

    • Nói to, rõ ràng và tràn đầy năng lượng.

    • Kết hợp sử dụng Body Language (Trả lời Yes, No).

    Quá trình học bao gồm 3 bước nhỏ:

    • Audio đọc 1 câu Statement: các bạn sẽ tỏ ra mình hiểu câu đó bằng cách nói Ohhhh, Ahhhh.

    • Audio sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện. Các bạn sẽ trả lời Yes / No / Đưa ra các câu trả lời.

    • Audio sẽ hỏi những câu hỏi không có trong câu chuyện, các bạn sẽ đoán và trả lời câu hỏi.

    Đối với việc luyện tập thì sẽ chia ra làm 4 cấp độ:

    • Level 1: Nghe – Trả lời Keywords ( Bình thường).

    • Level 2: Nghe – Trả lời Keywords – Tốc độ nhanh dần (3s).

    • Level 3: Nghe – Trả lời Full Sentence ( Bình thường).

    • Level 4: Nghe – Trả lời Full Sentence – Tốc độ nhanh dần (3s).

    Tùy vào khả năng của mình, bạn hãy luyện tập nhiều hơn trước khi bước sang Level cao hơn. Dù bạn ở level nào đi chăng nữa, bạn hãy cố gắng chinh phục tất cả Level của nghe Mini – Story nhé!

    3. Lộ trình 3: Tổng quan ngữ pháp trong tiếng Anh và vì sao phải học ngữ pháp?

    Vì sao chúng ta cần học ngữ pháp?

    Sau khi bạn đã trang bị cho mình kỹ năng phát âm và nghe. Ngữ pháp là một trong những chìa khóa vạn năng cho kỹ năng nói (speaking) và giao tiếp tiếng Anh cho người mới.

    Ngữ pháp tiếng Anh giúp bạn nghe và hiểu đúng ý người nói. Ví dụ:

    • am in love with her.

    • was in love with her.

    Ở ví dụ trên, sự khác biệt rất nhỏ (am – was), nhưng mối quan hệ giữa người nói và “her” rất khác biệt. Trong 2 trường hợp, một việc xảy ra ở hiện tại và một việc đã xảy ra ở quá khứ.

    *Lưu ý: Nếu quá sa đà vào ngữ pháp, bạn sẽ đánh mất khả năng phản xạ tự nhiên khi giao tiếp tiếng Anh. Mục đích chính trong giao tiếp chính là người đối diện có thể hiểu được bạn.

    Đúng là không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngữ pháp trong tiếng Anh. Tuy nhiên, khi giao tiếp, chúng ta chỉ cần sử dụng những cấu trúc tiếng Anh cơ bản, đúng nghĩa và thể hiện chính xác được suy nghĩ của bản thân.

    Trong Anh văn giao tiếp bạn chỉ cần sử dụng và áp dụng những ngữ pháp đơn giản. Hãy tập trung vào những chủ điểm ngữ pháp sau:

    Chặng 1: Tenses – “Thì” trong tiếng Anh là gì?

    Bạn có nắm được các thì tiếng Anh?

    Thì hay thời (thời gian) là một thuật ngữ trong ngữ pháp. Thì được dùng để mô tả về một trạng thái của động từ trong câu xảy ra vào thời gian nào.

    Việc học nhuần nhuyễn, nắm vững cấu trúc và cách sử dụng các thì là bước đệm rất quan trọng, giúp hỗ trợ cho những người mới rất nhiều trong quá trình học tiếng Anh sau này.

    Có tất cả 13 thì. Nhưng thời gian đầu, bạn chỉ cần học 5 thì thông dụng nhất:

    • Thì hiện tại đơn – Present simple.

    • Thì hiện tại tiếp diễn – Present continuous tense.

    • Thì hiện tại hoàn thành – Present perfect tense.

    • Thì quá khứ đơn – Past simple tense.

    • Thì tương lai đơn – Simple future tense.

    Xem thêm: Tự học tất cả 12 thì trong tiếng Anh cho người mới bắt đầu

    Chặng 2: Các loại từ (từ loại) trong tiếng Anh

    • Danh từ (noun).

    • Động từ (verb).

    • Tính từ (adjective).

    • Trạng từ (adverb).

    • Mạo từ (article).

    • Giới từ (prepositions).

    • Liên từ (conjuctions).

    Chặng 3: Cấu trúc câu có những loại như sau

    • Câu bị động tương ứng với 5 thì cơ bản mà Pasal đã giới thiệu ở trên.

    • Câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3.

    • Câu so sánh ngang bằng (Equality), So sánh hơn (Comparative), So sánh nhất (Superlative).

     Chặng 4: Relatives clause – Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh là gì? 

    Mệnh đề quan hệ có thể bao gồm nhiều từ hoặc cả câu, có chức năng giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó. Có hai loại mệnh đề quan hệ: mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định.
    Các mệnh đề quan hệ này thường được nối với mệnh đề chính bằng các đại từ quan hệ (relative pronouns) như:

    • Who.

    • which.

    • Whose.

    • Whom.

    • That.

    *Lưu ý: Đây chỉ là bảng liệt kê về kiến thức. Để nắm rõ các loại từ này và cách sử dụng trong từng trường hợp. Pasal sẽ có một chủ đề riêng hướng dẫn cụ thể và chi tiết riêng nhé.

    Lộ trình 4: Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề

    Học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề.

    Sau một quá trình luyện tập phát âm tiếng Anh thì chắc hẳn bạn đã phát âm tiếng Anh khá chuẩn rồi.

    Nhưng để có thể tự tin giao tiếp được thì chưa đủ, bạn cần phải trang bị cho mình nhiều từ vựng hơn. 

    Lời khuyên ở đây là hãy học tiếng Anh theo chủ đề.

    Đây là một phương pháp và cách học từ vựng tiếng Anh rất hiệu quả và khoa học. Điểm cốt lõi của phương pháp này là tạo ra các mối liên kết giữa các từ vựng với nhau thông qua một câu chuyện cụ thể. 

    Kế đến, yếu tố quyết định sự thành công lớn nhất vẫn là sự chăm chỉ. Kết hợp với việc luyện tập hằng ngày và một phương pháp học đúng đắn!

    *Mẹo: Hãy trang bị cho bản thân một cuốn sổ tay từ vựng. Ghi chép những từ vựng cơ bản theo từng chủ đề và luyện tập hàng ngày nhé.

    Xem thêm: Chia sẻ link download 20 Bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành theo chủ đề

    Chặng 1: Cách học từ vựng tiếng Anh khi giao tiếp hiệu quả cho người mới

    Ngoài cách học từ vựng thông thường là ghi chép. Bạn nên học từ vựng kết hợp với hình ảnh, âm thanh để não bộ ghi nhớ lâu hơn.
    Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

    • Youtube – Với nội dung hấp dẫn, đa dạng và mang tính giải trí cao trên Youtube, bạn vừa có thể học từ vựng, học phát âm, học ngữ điệu cùng một thời điểm.

    • Tra nghĩa của từ vựng bằng từ điển online

    • Google Image – Nếu việc học và tra từ vựng theo từ điển khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Hãy thử trải nghiệm tính năng Google Image.

    Chặng 2: Bí quyết học từ vựng nhanh, nhớ mãi không quên

    Việc học tiếng Anh đôi khi rất là áp lực. Bạn không nên cố gắng học quá nhiều từ vựng trong một thời gian ngắn, dẫn đến việc stress trong học tập.

    #1 Đừng nhồi nhét! Hãy học 5-10 từ vựng mỗi ngày

    • Thời gian đầu, sau khi học từ mới, bạn hãy thường xuyên luyện tập và ứng dụng thành những câu giao tiếp đơn giản.

    • Khi bắt đầu quen dần, bạn có thể nâng số lượng từ mới mỗi ngày lên một chút và học từ mới ở mức độ khó hơn.

    #2 Ôn tập đều đặn: Ôn đều đặn lại các từ vựng đã học. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắng vững ngữ nghĩa của từ đó. 

    • Ôn lần 1: 10 phút sau khi học.

    • Ôn lần 2: 24 giờ sau khi học.

    • Ôn lần 3: 1 tuần sau khi học.

    • Ôn lần 4: 1 tháng sau khi học.

    #3 Học cách phát âm những từ vựng tiếng Anh thông dụng trước

    Đây là một yếu tố quan trọng để ứng dụng được từ vựng đã học, bạn phải nói chuẩn phát âm tiếng Anh để người khác hiểu bạn đang nói gì. Hãy chú ý trọng âm của từ và luyện tập đến khi nhuần nhuyễn. 

    #4 Học các chủ đề cần thiết và cơ bản trước để tránh lãng phí thời gian.

    • Nếu là bác sĩ, bạn sẽ học những chủ đề liên quan đến bệnh viện, các loại bệnh, tên gọi các dụng cụ y khoa,…

    • Nếu làm văn phòng, bạn sẽ học các chủ đề liên quan đến công ty, các mối quan hệ công việc, các đồ dùng văn phòng, chức vụ,…

    Hãy biến việc học tiếng Anh thành thói quen và niềm vui trong cuộc sống của bạn!

    III. PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP TẠI NHÀ CHO NGƯỜI MỚI

    Kế hoạch học tiếng Anh cho người mất gốc.

    1. Cách học tiếng Anh đúng cách – 30 phút mỗi ngày

    Học tiếng Anh giao tiếp không hề khó, cho dù bạn là người mới hay mất gốc. Học Anh văn chỉ là sự luyện tập giao tiếp hàng ngày bằng một ngôn ngữ khác.

    Bạn hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập, lâu dần thói quen này sẽ giúp bạn hình thành phản xạ tự nhiên khi nói chuyện.

    Hãy thiết lập mục tiêu cho mình mỗi ngày, cam kết với bản thân. Hãy tuân thủ và biến việc học tiếng Anh thành thói quen của bạn.

    2. Suy nghĩ bằng tiếng Anh – Tăng phản xạ trong giao tiếp là gì?

    Bạn luôn cảm thấy lúng túng trong các cuộc hội thoại tiếng Anh, mặc dù khả năng tiếng Anh của bạn không tệ?

    Cụ thể, khi bạn đang trong một cuộc đối thoại, trong trí não của bạn:

    1. Bạn sẽ dịch đoạn hội thoại từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

    2. Bạn trả lời hoặc đáp lại bằng tiếng Việt.

    3. Tiếp theo, bạn sẽ dịch câu trả lời đó từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

    4. Cuối cùng bạn mới đáp lại câu hỏi bằng tiếng Anh.

    Đây là một ví dụ điển hình của việc phản xạ chậm trong giao tiếp. Bạn mất rất nhiều thời gian để dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, rồi sau đó lại dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh để giao tiếp. Điều này vô hình chung tạo nên một rào cản trong khi giao tiếp. 

    Vấn đề của bạn là bạn chưa có thói quen suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Anh!

    Ví dụ: Bạn đang quét nhà, bạn nghĩ về hành động này. Hãy bắt đầu đặt câu hỏi:

    • Những thứ xung quanh như, “chổi quét” “máy bút bụi” “sàn nhà” ,…trong tiếng Anh là gì?

    • Sẽ thế nào nếu một người ngoại quốc hỏi bạn có thường xuyên làm việc nhà không?

    • Máy hút bụi này sử dụng như thế nào?

    3. Shadowing – Cách luyện nói tiếng Anh giao tiếp trôi chảy cho người mới

    Shadowing là gì?

    Kỹ thuật Shadowing (cái bóng). Cụ thể là bạn sẽ cố gắng bắt chước y hệt đoạn hội thoại mà bạn đang nghe.

    • Ở giai đoạn đầu, khi chưa quen, bạn nên chọn những bài nghe có script (kịch bản) sẵn và nói lại ngay lập tức sau khi nghe.

    • Nhưng ở giai đoạn sau, bạn nên thực hành nghe và nói phản xạ cùng lúc. Đây mới đúng là mục tiêu chính của kỹ thuật Shadowing.

    Theo cách này, bạn có thể bắt chước và so sánh được cách phát âm, trọng âm và ngữ điệu của người bản xứ một cách bản năng nhất.

    *Lưu ý: Kỹ thuật này được áp dụng hiệu quả nhất sau khi bạn đã thành thạo Lộ trình 1: Phát âm chuẩn 44 âm IPA ở trên.

    Kỹ thuật Shadowing là gì? Và tại sao phương pháp này lại hiệu quả đến vậy?

    • Thứ nhất, phương pháp Shadowing trong tiếng Anh giao tiếp sẽ tạo ra mối liên kết trong não bộ của bạn một cách vô thức.

    • Mối liên kết này được thiết lập thông qua những âm thanh, từ ngữ và câu một cách nhanh chóng nhờ sự phản xạ của thần kinh. Điều này giúp cho những người mới bắt đầu có thể học và tiếp thu nhanh hơn.

    Từ đó sẽ giúp bạn loại bỏ thói quen dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh trước khi nói.

    • Thứ hai, phương pháp Shadowing giúp hình thành thói quen phản xạ nghe – nói – tư duy.

    • Giúp rèn luyện các cơ quan tạo ra âm thanh: môi, lưỡi, dây thanh quản.

    Ở giai đoạn đầu, chúng ta chưa thể nói chuẩn vì vẫn chưa quen. Dần dần, trải qua quá trình luyện tập, giọng của bạn sẽ gần giống với người bản ngữ hơn.

    Thực hành phương pháp Shadowing với 6 bước cơ bản

    Bước 1: Chọn tài liệu ngắn, thú vị có transcript/subtitle, nên chọn những video có cảm xúc như phim có phụ đề, nhạc có lời talk show, sitcom,…

    Bước 2: Cố gắng hiểu nội dung và ý chính của tài liệu đó.

    Bước 3: Xem và nghe tài liệu thật nhiều lần, chú ý nghe nối âm, trọng âm, ngữ điệu thậm chí cảm xúc của nhân vật đang nói. Theo TS A.J.Hoge thì bạn nên nghe từ 5 đến 7 lần trước khi áp dụng kỹ thuật Shadowing.

    Bước 4: Xem đi xem lại và bắt chước cách đọc từng câu, từng cụm từ. Chỗ nào khó thì tra từ điển, cố gắng luyện tập cho đến khi thật giống.

    Bước 5: Tập Shadowing theo cả Video, không bấm nút Dừng. Luyện tập nhiều lần cho đến khi thành thục.

    Bước 6: Quay video lại phần nói của mình và so sánh với bản gốc. Tiếp tục cho đến khi hài lòng.

    Xem thêm: Phương pháp hiệu quả nhất chữa bệnh mất gốc tiếng Anh giao tiếp

    Luyện tập đàm thoại tiếng Anh cơ bản

    Đàm thoại tiếng Anh đơn giản.

    Đối với người mới, để có thể nói và giao tiếp tốt tiếng Anh, ngoài khả năng ngôn ngữ, bạn còn phải có sự tự tin.

    Để có được sự tự tin, bất cứ khi nào có cơ hội, bạn hãy:

    • Nán lại 3-4 phút để nói chuyện với chính mình về một chủ đề bạn yêu thích (Bằng tiếng Anh).

    • Hãy nói tất cả những gì bạn nghĩ trong đầu và cố gắng đừng dừng lại.

    • Nếu bạn bị “bí” ở một từ vựng nào đó, hãy cố diễn đạt nó theo một ý khác.

    Ví dụ: Chia sẻ về sự kiện diễn ra trong ngày, dự định ngày mai của bạn,… 

    Khi luyện tập trước gương, bạn có thể kiểm tra toàn bộ cơ miệng của mình. Hãy xem mình đã phát âm đúng chưa, biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể của mình ra sao. Từ đó tìm cách chỉnh sửa, cải thiện lại cho đúng.

    IV. LỢI ÍCH CỦA VIỆC LUYỆN TẬP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

    1. Hiểu được văn hóa và ngôn ngữ phương tây

    Khi học tiếng Anh với người nước ngoài, bạn sẽ nghe và hiểu được ý kiến và cảm xúc của họ về một số chủ đề trong cuộc sống và ngược lại.

    Một số người rất cởi mở trong việc chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của họ. Nếu bạn có ý định học tiếng Anh để du lịch hoặc du học, bạn có thể hỏi về địa phương và con người nơi bạn muốn đến.

    Hiểu được phong tục, tập quán địa phương sẽ là một trang bị cực kì hữu ích. Đặc biệt khi bạn đi công tác, điều này sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ đối tác rất nhanh.

    2. Chuẩn giọng và cách phát âm

    Khi học tiếng Anh với người bản xứ, bạn sẽ dễ dàng sửa lỗi và học phát âm chuẩn hơn.

    Thời gian đầu bạn sẽ thấy hơi lúng túng nhưng khi kiên trì một thời gian, bạn sẽ thấy khả năng phản xạ và phát âm của mình tăng lên rõ rệt.

    3. Cải thiện khả năng phản xạ

    Nếu luyện nói tiếng Anh với người Việt, khi gặp đến một vấn đề quá khó, bạn không có ý để nói, hoặc đối phương không đủ kiên nhẫn, hai người sẽ dễ “ăn gian” bằng cách nói một vài câu tiếng Việt

    • Khi bạn luyện tiếng Anh với người nước ngoài, bạn buộc phải dùng mọi ngôn từ, biểu cảm khuôn mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể để giải thích.

    Nhờ vậy, khả năng phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh của bạn cũng sẽ được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả.

    4. Cách luyện tập giao tiếp tiếng Anh với người bản ngữ đúng cách

    Học cách nói chuyện với người nước ngoài.

    Tự tin, cởi mở và thân thiện

    Khách ngoại quốc đánh giá người Việt Nam rất cởi mở và thân thiện. Hãy tự tin, ở mức căn bản, bạn chỉ cần sử dụng một vài từ vựng tiếng Anh thông dụng. Đôi khi kết hợp một số mẫu câu cơ bản là bạn đã có thể nói chuyện với người bản ngữ được rồi.

    Người nước ngoài rất lịch sự, sẽ nói thật chậm, to và rõ ràng, giúp cho bạn dễ theo kịp đoạn hội thoại. Vì vậy hãy giữ cho mình sự thoải mái và tự tin khi giao tiếp nhé.

    Mở rộng chủ đề một cách tinh tế

    Hãy tránh đề cập đến những vấn đề riêng tư như: thu nhập, tình trạng hôn nhân, công việc…

    Những chủ đề phổ biến cho người mới triển khai cuộc hội thoại tiếng Anh giao tiếp cơ bản: thời tiết, về ẩm thức, về những nơi nổi tiếng ở Việt Nam và tính cách con người Việt Nam.

    • Bạn cũng có thể đưa ra một vài lời khuyên về du lịch và ẩm thực mà bạn nghĩ họ nên đến để trải nghiệm. 

    • Hãy tập trung vào những điều sẽ khiến họ hào hứng và thích thú về cuộc trò chuyện với bạn.

    Để đảm bảo cuộc nói chuyện được duy trì một cách trôi chảy, bạn nên chuẩn bị sẵn các mẫu câu hỏi và chủ đề thông dụng. Hạn chế việc lúng túng và mất thời gian suy nghĩ câu hỏi nhé.

    Tránh hỏi dồn dập

    Bản chất của tiếng Anh giao tiếp là hoạt động đối đáp. Đối với người mới, việc trao đổi thông tin giữa hai bên là cực kỳ quan trọng trong quá trình học.

    Đừng chỉ hỏi hỏi và hỏi, mà hãy chia sẻ một vài thông tin của mình và chia sẻ ý kiến của bạn thân.

    Hãy thể hiện rằng bạn thấy hứng thú và hào hứng với cuộc trò chuyện.

    Và cố gắng đáp lại bằng những cụm từ như:

    • “That must be interesting/nice/great”

    • “It’s nice to hear that!”

    • “Really?”

    Nếu chẳng may bạn không nghe được câu trả lời, đừng ngần ngại hỏi lại:

    • “Excuse me, can you repeat it?”

    • “Sorry, I don’t understand what you’ve said. Could you please say it again?”

    Xem thêm: LỘ TRÌNH TỰ HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MẤT GỐC CHỈ TRONG 3 THÁNG

    Tuy nhiên việc tự học Anh văn tại nhà cần yếu tố kiên trì và sự quyết tâm rất lớn.

    Đối với những bạn không có tinh thần tự giác cao, việc tìm cho bản thân một môi trường tốt để rèn luyện là một việc cần thiết.

    Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Pasal dành tặng cho bạn 3 buổi học trải nghiệm 2 phương pháp độc quyền Effortless English và Pronunciation Workshop, bạn chỉ cần ấn vào banner phía dưới và điền thông tin để Pasal tư vấn cho bạn nhé!!!

    Tác giả: Hồng Nhật
    Giới thiệu về tác giả: Hồng Nhật
    ảnh tác giả

    Mình là Hồng Nhật, giảng viên tiếng Anh giao tiếp tại Pasal. Với hơn 4 năm kinh nghiệm giảng dạy, mong rằng những kiến thức mình và Pasal chia sẻ có thể hữu ích cho các bạn trên con đường học tập và phát triển bản thân.

    Bình luận bài viết