Học tiếng Anh giao tiếp thì có cần ngữ pháp không?

NÊN hay KHÔNG học ngữ pháp trong tiếng Anh giao tiếp?

Học ngữ pháp hay không học ngữ pháp trong tiếng Anh giao tiếp vẫn luôn là câu hỏi lớn của nhiều bạn. Nhiều người vẫn không hiểu được tầm quan trọng và cách học ngữ pháp làm sao cho hiệu quả, giúp chúng ta tự tin giao tiếp và câu từ chính xác hơn. Hôm nay, Pasal sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Ngữ pháp trong tiếng Anh giao tiếp không quá quan trọng nhưng bạn vẫn cần nắm được những kiến thức cơ bản

Vai trò của ngữ pháp trong tiếng Anh giao tiếp

Học ngữ pháp từ xưa đến nay vốn được đánh giá là vô cùng quan trọng trong thi Viết và Đọc tại trường lớp. Tuy nhiên, đối với tiếng Anh giao tiếp, ngữ pháp không phải là một vấn đề quá quan trọng.

Ngữ pháp quan trọng hay không trong tiếng Anh giao tiếp phụ thuộc vào đối tượng học và mục đích học.

Nếu mục đích học của bạn là để thi được điểm cao, qua được các bài kiểm tra hay lấy chứng chỉ thì ngữ pháp đóng vai trò rất quan trọng. Hoặc mục đích của bạn không chỉ đơn thuần là nói được tiếng Anh mà viết tiếng Anh thành thạo, cần độ chính xác cao phục vụ công việc thì phải học ngữ pháp nhiều nhé!

Nhưng nếu bạn chỉ cần học tiếng Anh để nói chuyện được với người nước ngoài, chẳng hạn như những bạn lễ tân, bác xe ôm, hướng dẫn viên du lịch, cô bán hàng… thì chỉ cần giao tiếp với ngữ pháp đơn giản.

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ định vai trò quan trọng của ngữ pháp trong tiếng Anh giao tiếp như sau:

1. Ngữ pháp giúp cho chúng ta giao tiếp chính xác và dễ hiểu

Khi nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh, bạn sẽ hiểu đúng người bản xứ muốn nói gì. Thiếu ngữ pháp, bạn sẽ không thể hiểu hoặc hiểu sai nghĩa của người đối thoại.

Ví dụ: “I am in love with him.” và “I was in love with him.”

Sự khác biệt dù rất nhỏ (am – was), nhưng “him” trong từng câu đã có mối quan hệ rất khác với người nói rồi.

Thiếu ngữ pháp, bạn cũng khiến người đối thoại hiểu lầm ý mình.

2. Ngữ pháp giúp chúng ta hoàn thiện các kỹ năng khác trong tiếng Anh

Ngữ pháp trong tiếng Anh giống như một khung xương của một cơ thể sống, giúp cho chúng ta nằm trong một khuôn khổ chính xác nhất. Vì thế, học tốt ngữ pháp tiếng Anh sẽ:

Phát triển tư duy: Muốn tư duy giống người bản xứ, phải nắm chắc ngữ pháp của họ.

Giúp bạn đọc nhanh hơn, chuẩn hơn: Hỗ trợ đắc lực trong việc tiếp thu và mở rộng vốn từ vựng phục vụ giao tiếp tiếng Anh.

Rèn luyện khả năng năng viết: Viết vừa giúp bạn mài giũa tư duy như người bản xứ, vừa kiểm nghiệm vốn từ vựng của bạn, qua đó nâng cao trình độ giao tiếp tiếng Anh trở nên mạch lạc và tự tin hơn.

Đừng quên, hoạt động giao tiếp rất đa dạng và được bổ trợ bởi nhiều kỹ năng. Ngữ pháp không chỉ là quy tắc phải tuân theo một cách cứng nhắc, mà nó thực sự hữu ích cho bạn trong quá trình học tiếng Anh giao tiếp rất nhiều.

3. Ngữ pháp giúp bạn nâng cao sự chuyên nghiệp, khẳng định bản thân

Không thể phủ nhận rằng, trong công việc, với đồng nghiệp và đối tác, nếu bạn sử dụng tiếng Anh giao tiếp đúng và chuẩn ngữ pháp thì sẽ giúp bạn nâng cao sự chuyên nghiệp, tăng thêm lòng tin và hình ảnh cho bản thân tốt hơn.

Nhưng hiện tại, phổ biến là mọi người học tiếng Anh phải giao tiếp được, và trong giao tiếp bạn được phép sai ngữ pháp ở mức 20 – 25%, vì thế ngữ pháp không phải là yếu tố tiên quyết trong tiếng Anh giao tiếp. Chúng ta vẫn phải học ngữ pháp nhưng cần có phương pháp học và học có chọn lọc để tự tin giao tiếp nhanh và chuẩn nhất.

THAM KHẢO NGAY:

Nguyên tắc học ngữ pháp trong tiếng Anh giao tiếp

1. Nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thông dụng

Đừng vội bắt tay vào học những cấu trúc ngữ pháp phức tạp, bạn sẽ chỉ thêm sợ hãi mà thôi. Hãy bắt đầu học ngữ pháp từ các cấu trúc gần gũi và thông dụng thường dùng hàng ngày sau đó nâng cấp dần lên. Hãy quan tâm đầu tiên đến 4 yếu tố sau:

  • Chủ ngữ.
  • Vị ngữ.
  • Verb.
  • Mạo từ: A – an – the

Điều quan trọng tiếp theo là hãy nắm chắc các thì tiếng Anh – KHÔNG CẦN TẤT CẢ! Giải thích bằng quy tắc 80/20 tức là: 80% ngôn ngữ được cấu thành bởi 20% ngữ pháp. Cố gắng học 20% này là ổn.

Tiếng Anh có 12 thì, song để phục vụ việc giao tiếp tiếng Anh, bạn chỉ cần nắm chắc hơn cả 4 thì sau:

  • Present simple tense – Thì hiện tại đơn
  • Past simple tense – Thì quá khứ đơn
  • Future simple tense – Thì tương lai đơn
  • Perfect present tense – Thì hiện tại hoàn thành

Đừng quá quan tâm đến những thì khó như tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn. Thì hiện tại tiếp diễn và thì hiện tại đơn dùng trong đời sống KHÔNG quá khác biệt. Thì quá khứ tiếp diễn và thì quá khứ đơn dùng trong đời sống cũng KHÔNG khác nhau nhiều và thường được dùng thay thế nhau trong thực tế.

Ví dụ: “I was sleeping very well last night” hay “I slept very well last night” KHÔNG tạo nên sự khác biệt nhiều về ngữ nghĩa.

2. Tránh dùng tư duy tiếng Việt để học ngữ pháp tiếng Anh

Một sai lầm khi học tiếng Anh giao tiếp “kinh điển” của nhiều bạn đó chính là tư duy dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề:

  • Một số từ tiếng Anh không có từ tương ứng trong tiếng Việt.
  • Nếu có, không phải lúc nào bạn cũng biết từ đó.
  • Nếu biết, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhớ ngay được. Trong giao tiếp tiếng Anh, bạn chỉ nên dành khoảng 3 – 5 giây để có thể bật ra được một từ không nhớ. Nếu vượt quá mức này, hãy tìm cách nói khác.

Quan trọng nhất, ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh rất khác nhau. Nếu muốn nói “Tôi nhớ đã gặp anh ở đâu rồi” – và bạn dịch “I miss seeing you somewhere” thì sẽ còn tạo ra nhiều tình huống cực kỳ bối rối.

Vì vậy hãy quên mình là người Việt và tư duy tiếng Anh khi nói tiếng Anh cũng như đơn giản hóa câu nói.

3. Học ngữ pháp trong tiếng Anh giao tiếp như một đứa trẻ

Trẻ con học ngôn ngữ từ 1 tuổi đến 6 tuổi theo các giai đoạn: học qua nghe, quan sát và bắt chước, sau đó mới nói rồi học đọc và viết. Hãy tưởng tượng mình như một đứa trẻ khi học ngữ pháp.

Chúng ta sẽ phải học qua “MẮT THẤY TAI NGHE” một cách tự nhiên.

Chúng ta học qua hình, qua tiếng trong một tình huống sinh động cụ thể là cách hiệu quả để tiếp thu nhanh và ngấm sâu.

Nghe tiếng Anh chuẩn sẽ giúp bạn học được cả ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tạo tiền đề cho việc nói trôi chảy được bằng tiếng Anh.

4. SPEAK OUT

Đồng thời để nhớ và áp dụng được ngữ pháp tiếng Anh, các bạn phải học cách học tiếng Anh qua kỹ năng nói ra – “SPEAK OUT”, vì nói là hoạt động đầu ra trong giao tiếp. Hãy bắt đầu bằng việc nói một mình trước gương với việc vận dụng ngữ pháp, từ vựng…, nói khi đi ngoài đường, nói với bạn bè trong việc đóng kịch, diễn xuất… Đây là tiền đề tốt để bạn giao tiếp phù hợp và đúng ngữ pháp.

Đừng học những ngữ pháp tiếng Anh “chết” trên trang giấy, học tiếng Anh “câm”, cũng đừng cố chờ đến khi mình giỏi mới chịu giao tiếp.

Hãy bắt đầu bằng những lỗi sai! Đến một ngày, bạn sẽ thấy… không hiểu vì sao mình có thể nói trôi chảy nhiều dạng ngữ pháp khó như vậy nữa!

5. Học tiếng Anh có kế hoạch

Nếu như học từ vựng, ban đầu bạn rất hào hứng và về sau dần cảm thấy dễ nản thì đối với học ngữ pháp, bạn có thể nản ngay lập tức vì sự khô khan cũng như những cấu trúc khó nhớ của nó. Vì thế, ngoài việc đặt ngữ pháp vào từng hoàn cảnh hay tình huống cụ thể, chúng ta cần phải “chia để trị”, học tập một cách có kế hoạch.

Hãy chia nhỏ mục tiêu để dễ thực hiện, dễ hoàn thành hơn và cổ vũ động lực để bạn học tiếp. Phải đặt ra một thời khóa biểu nghiêm ngặt để bắt bản thân thực hiện, không được bỏ cuộc. Có thể dựa vào tiêu chí thời gian theo tuần, hoặc tiêu chí mức độ ngữ pháp, theo mục đích học của bạn,…

Tóm lại, ngữ pháp vẫn NÊN HỌC trong tiếng Anh giao tiếp. Tuy nhiên, phụ thuộc mục đích, mong muốn mức độ giao tiếp của bạn thế nào để học ngữ pháp tương ứng và hãy áp dụng nguyên tắc học ngữ pháp của tiếng Anh giao tiếp, loại bỏ cách học ngữ pháp “câm” như trước kia trên trường lớp để có thể tự tin nói tiếng Anh trôi chảy. Pasal chúc các bạn thành công!

Bạn muốn học thêm về nội dung nào?

Đặt lịch test trình độ và học trải nghiệm miễn phí với Giáo viên tại Pasal, Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Back to Top