Passive voice (câu bị động) trong tiếng Anh và cách học câu bị động hiệu quả nhất
Đánh tan nỗi lo về Passive voice (câu bị động) nhanh chóng và đơn giản
Passive voice (câu bị động) là cấu trúc cấu được sử dụng rất nhiều trong tiếng Anh, làm cấu trúc câu trở nên đa dạng và sinh động hơn rất nhiều. Có thể nói Passive voice là một điểm ngữ pháp sáng giá của ngôn ngữ này. Vậy Passive voice là gì và cách sử dụng cũng như cấu trúc câu như thế nào? Hãy cùng Pasal tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa/khái niệm Passive voice
Passive voice là câu được sử dụng khi bạn muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân của hành động đó. Thì của động từ ở trong câu bị động luôn giống hệt thì của động từ ở trong câu chủ động (active voice).
Nếu trong câu chủ động, chủ ngữ là người/ vật thực hiện một hành động nào đó, thì trong câu bị động, chủ ngữ lại là người hoặc vật chịu tác động động của hành động trên.
Ta có ví dụ sau để dễ hiểu hơn:
Lan tặng tôi một món quà. (Chủ động)
= Tôi được Lan tặng một món quà. (Bị động)
Lan gave me a gift. (Active)
= I was given a gift by Lan. (Passive)
Passive voice có cấu trúc như thế nào?
2.1 Công thức lõi của Passive voice
Đối với các thì khác nhau thì Passive voice sẽ có cấu trúc khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung là xuất phát từ công thứ lõi sau:
S + be + V3/ed (+ by doer) + (…)
Ví dụ: The necklace was stolen by an infamous thief.
(Chiếc vòng cổ đã bị trộm bởi một tên trộm khét tiếng.)
Xem thêm: Bảng động từ bất quy tắc đầy đủ dễ học nhất
Trong đó,
S là chủ ngữ trong câu, cũng là đối tượng bị tác động bởi hành động nào đó.
be + V3/ Ved: động từ tobe sẽ là phần thay đổi theo thì được dùng trong câu chủ động.
V3/ Ved: động từ luôn được chia ở dạng phân từ 3
(by + doer): đây sẽ là phần nhắc đến đối tượng thực hiện hành động (sẽ xuất hiện trong câu nếu có một đối tượng xác định thực hiện)
+ (…) các thông tin về địa điểm/ thời gian chủ ngữ trong câu sẽ chịu tác động của hành động. Có thể có hoặc không.
2.2. Cấu trúc Passive voice theo từng thì
Thì tiếng Anh (Tense) |
Cấu trúc câu chủ động (Active) |
Cấu trúc câu bị động (Passive voice) |
Hiện tại đơn |
S + V(s/es) + O |
S + am/is/are + P2 |
Hiện tại tiếp diễn |
S + am/is/are + V-ing + O |
S + am/is/are + being + P2 |
Hiện tại hoàn thành |
S + have/has + P2 + O |
S + have/has + been + P2 |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn |
S + have/has + been + V-ing + O |
S + have/ has been being + P2 |
Quá khứ đơn |
S + V(ed/Ps) + O |
S + was/were + P2 |
Quá khứ tiếp diễn |
S + was/were + V-ing + O |
S + was/were + being + P2 |
Quá khứ hoàn thành |
S + had + P2 + O |
S + had + been + P2 |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
S + hadn’t + been + V-ing + O |
S + had been being + P2 |
Tương lai đơn |
S + will + V-infi + O |
S + will + be + P2 |
Tương lai hoàn thành |
S + will + have + P2 + O |
S + will + have + been + P2 |
Tương lai gần |
S + am/is/are going to + V-infi + O |
S + am/is/are going to + be + P2 |
Tương lai hoàn thành tiếp diễn |
S + will + have + been + V-ing + O |
S + will have been being + P2 |
Động từ khuyết thiếu |
S + ĐTKT + V-infi + O |
S + ĐTKT + be + P2 |
2.3. Các bước chuyển từ câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh
Chuyển từ câu chủ động sang câu bị động thông thường sẽ cần 3 bước như sau:
Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động và chuyển tân ngữ thành chủ ngữ của câu bị động.
Bước 2: Xác định thì (tense) được sử dụng trong câu chủ động sau đó chuyển động từ của câu đó về thể bị động
Bước 3: Lấy chủ ngữ trong câu chủ động làm tân ngữ trong câu bị động, thêm “by” phía trước. Lưu ý, đối với những chủ ngữ không xác định thì có thể bỏ qua chúng, điển hình như: by them, by people,….
2.4 Một số lưu ý khi chuyển câu bị động trong tiếng Anh:
Nội động từ trong tiếng Anh sẽ không thể chuyển thành dạng câu bị động
Trong một số trường hợp nào đó, cụm từ “to be/to get + P2” có thể không mang nghĩa bị động trong tiếng Anh mà mang ý rằng: nhắc đến trạng thái hoặc tình huống chủ ngữ trong câu đang gặp phải hoặc nhắc đến việc chủ ngữ tự làm.
Luôn phải lưu ý rằng, mọi sự biến đổi về thì và thể trong câu bị động đều thể hiện ở động từ to be, còn động từ theo sau nó (phân từ 3) sẽ được giữ nguyên.
Xem thêm: 9 lỗi ngữ pháp phổ biến nhất mà tất cả chúng ta đều mắc phải
Qua bài viết trên, Pasal hy vọng các bạn đã nắm rõ được cách sử dụng Passive voice (Câu bị động) trong tiếng Anh. Đây là một kiến thức cơ bản và bắt buộc cần phải nắm rõ đối với bất kì người học tiếng Anh nào. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về phần Passive voice, các bạn có thể liên hệ Pasal để được giải đáp nha!