Đáp ứng các tiêu chí chấm bài IELTS Writing Task 2 như nào để đạt band 7?
Khi bắt đầu luyện thi IELTS, đối với kỹ năng Writing, nhiều bạn thường bắt tay viết bài luôn mà không tìm hiểu kỹ về tiêu chí chấm bài, trong khi đây chính là bước đầu tiên bạn cần nắm vững, từ đó có kế hoạch luyện thi IELTS hiệu quả cho việc đạt mục tiêu band điểm 7+. Trong bài viết dưới đây, Pasal sẽ phân tích chi tiết các tiêu chí chấm điểm phần IELTS Writing Task 2 và đưa ra cho bạn những lưu ý cần thiết để có thể viết bài một cách tốt nhất.
4 tiêu chí chấm điểm bài thi IELTS Writing Task 2
Bài thi IELTS Writing được chia thành 2 phần:
-
Task 1: Mô tả biểu đồ
-
Task 2: Thể hiện quan điểm về một vấn đề văn hóa – xã hội
Khác với 2 bài thi Reading và Listening, bài thi IELTS Writing không có phân chia đúng/sai rành mạch trong đáp án. Bạn sẽ được chấm theo 4 tiêu chí do Hội đồng thi IELTS công bố:
-
Task Achievement (Đáp ứng yêu cầu đề bài)
-
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
-
Grammatical Range & Accuracy (Độ đa dạng và chính xác của cấu trúc câu)
-
Coherence & Cohesion (Độ mạch lạc)
1. Task Achievement (Đáp ứng yêu cầu đề bài)
Tiêu chí Task Achievement hiểu đơn giản là việc đánh giá bài thi IELTS Writing của bạn dựa trên việc bạn có đáp ứng được đúng yêu cầu đề bài hay không. Cụ thể:
-
Bài viết của bạn có thực hiện đúng và đủ các yêu cầu của đề thi đồng thời trả lời được câu hỏi mà đề đưa ra hay không?
-
Có dẫn chứng – chứng minh cho những luận điểm bạn đưa ra không?
Ví dụ:
Today, TV channels provide man’s sport show more than women’s sport show. Why? Should TV channel give equal time for women’s sport and men’s sport? (Đề thi IELTS ngày 4/1/2020)
Đề bài này đưa ra hai yêu cầu là “Why?” và “Should TV channel give equal time for women’s sport and men’s sport”. Như vậy để đạt tiêu chí Task Achievement, bạn cần đề cập đến cả hai vấn đề này trong bài viết.
Để đạt tiêu chí Task Achievement trong bài thi IELTS Writing Task 2, bạn có thể:
-
Viết đủ số từ tối thiểu đề bài yêu cầu.
-
Phân tích các vấn đề một cách cụ thể, không hời hợt, đưa ra câu trả lời bằng những luận điểm có sự liên kết logic chặt chẽ.
-
Lập dàn ýđể không bị thiếu các lý lẽ và dẫn chứng trong quá trình viết.
Tiêu chí Task Achievement và tiêu chí Coherence & Cohesion phía dưới sẽ có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Vậy nên hãy lưu ý nhé!
2. Grammar Range & Accuracy
Grammar Range là tiêu chí đánh giá sự đa dạng trong cấu trúc ngữ pháp, đặc biệt những cấu trúc nâng cao như mệnh đề quan hệ, câu phức,… Còn Grammar Accuracy là tiêu chí để đánh giá bạn mắc bao nhiêu lỗi ngữ pháp? Độ nghiêm trọng của những lỗi đó như nào? Và “punctuation”, đánh giá các dấu câu trong bài viết của bạn đã đặt đúng chỗ chưa? Sử dụng dấu có gây hiểu nhầm cho người đọc không? Nhiều bạn thường luôn cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp khó và phức tạp trong quá trình viết mà quên đi mất độ chính xác cũng rất quan trọng.
3. Lexical Resource
Tiêu chí Lexical Resource đánh giá vốn từ vựng (range of vocabulary) và khả năng áp dụng từ vựng vào bài viết của bạn như thế nào. Bạn có vốn từ vựng đa dạng, sử dụng chúng một cách tự nhiên, đúng dạng từ hay không mắc lỗi chính tả sẽ được giám khảo đánh giá cao.
Để đạt tiêu chí Lexical Resource, bạn có thể:
-
Dùng từ đúng ngữ cảnh, tránh các từ dùng trong văn nói (informal)
-
Đối với các bạn hướng đến band điểm từ 6.5 trở xuống, hãy chú ý sử dụng các collocation (kết hợp từ) thay vì tìm các từ “less common” (sẽ rất dễ dùng sai).
4. Coherence & Cohesion
Coherence tức là sự liên kết về mặt ý nghĩa, hay nói cách khác, nó thể hiện đoạn văn của bạn “dễ hiểu” đến đâu. Coherence được đánh giá qua việc xây dựng các câu lập luận, ví dụ để làm rõ quan điểm như thế nào.
Cohesion là sự liên kết về mặt hình thức, thường được biểu hiện rõ ràng nhất qua các từ nối (linking words) giữa các câu, đoạn với nhau.
Task Achievement và Coherence & Cohesion thường là hai yếu tố “thử thách” nhất đối với các bạn muốn tăng band từ 6.5 lên 7.5+.
Để đạt tiêu chí Coherence & Cohesion, bạn có thể:
-
Sắp xếp các ý tưởng của bạn một cách logic.
-
Sử dụng đa dạng các cụm từ nối, và đặc biệt là hãy sử dụng một cách chính xác.
-
Luyện đề thật nhiều và nhờ thầy cô chữa bài.
Cần làm gì để đạt IELTS Writing band 7?
Sau đây là các tiêu chí IELTS Writing Task 2 theo band điểm (lược dịch từ BC) bạn có thể tham khảo, từ đó lên cho mình một kế hoạch luyện thi IELTS phù hợp, giúp đạt được band điểm mong muốn.
Lưu ý: Mỗi tiêu chí điểm đều chiếm 1/4 tổng số điểm bài viết (25%), do đó các tiêu chí đều quan trọng như nhau.
Làm gì để đáp ứng các tiêu chí trong IELTS Writing Task 2?
Một số gợi ý từ Pasal giúp các bạn đáp ứng các tiêu chí trong IELTS Writing Task 2.
Sử dụng các sample essay (bài mẫu)
Khi mới bắt đầu luyện thi IELTS, từ các bài mẫu tiêu chuẩn có sẵn, bạn có thể phân tích các bài mẫu đó để xem bài mẫu đã đáp ứng từng tiêu chí chấm điểm như thế nào? Tại sao bài đó lại được band điểm cao. Làm như vậy sẽ giúp bạn có thể rút ra bài học và ứng dụng vào trong bài viết của chính mình.
Nên theo một “phong cách” viết
“Phong cách” (Style) viết của bạn không phải là một tiêu chí chấm điểm. Tuy nhiên, thống nhất một phong cách viết trong quá trình luyện thi IELTS sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức. Bạn cũng có thể nhìn thấy sự tiến bộ của mình rõ ràng hơn.
Đương nhiên, nếu bạn xác định sẽ luyện thi IELTS trong một thời gian dài và có mong muốn tìm hiểu sâu về bài thi Writing, hoặc đơn giản là bạn… thích, bạn hoàn toàn có thể thử thách chính mình với nhiều phong cách viết khác nhau.
Luyện đề nhuần nhuyễn
Sau khi đã nắm vững tất cả các kiến thức trong quá trình luyện thi IELTS, bạn hãy luyện đề càng nhiều càng tốt. Nếu có thời gian, hãy làm lại một đề ít nhất 2 lần. Sau đó, hãy so sánh xem lần viết trước và lần viết sau của bạn có gì khác biệt không, yếu tố nào đã được cải thiện, yếu tố nào vẫn còn yếu và cần ôn luyện thêm? Bạn có thể nhờ thầy cô chữa bài hoặc sử dụng những dịch vụ chấm, chữa bài uy tín nhé!
Trên đây là những thông tin cần thiết về 4 tiêu chí chấm điểm trong bài thi IELTS Writing Task 2. Bạn hãy xác định xem mục tiêu của mình là gì và lập kế hoạch luyện thi IELTS chi tiết nhé. Mục tiêu của bạn càng cao, thời gian bạn cần đầu tư vào luyện viết sẽ phải càng nhiều. Hãy luyện tập cho đến khi bạn có thể viết thật “mượt tay” và hầu như không còn lỗi nào. Dần dần, bạn sẽ định hình được phong cách viết của chính mình, đồng thời đáp ứng được các tiêu chí của bài thi IELTS – Đây cũng chính là lúc bạn đã có kỹ năng viết tốt thực thụ.