Tuyệt chiêu “ăn điểm” với mở bài IELTS Writing Task 2 giúp bạn lên Band nhanh chóng
Writing Task 2 của bài thi IELTS là một trong những phần quan trọng quyết định điểm số IELTS của bạn. Người ta thường nói “đầu xuôi thì đuôi lọt”, với một mở bài writing tốt sẽ giúp bạn dễ dàng ghi điểm cao hơn. Hãy cùng Pasal khám phá ngay tuyệt chiêu thực hiện điều này để lên band nhanh chóng nhé!
1. Những điều cần biết về IELTS Writing Task 2
Đây là phần thi thứ hai trong bài thi IELTS Writing học thuật (IELTS Academic Writing Test). Nó chiếm ⅔ tổng số điểm của phần thi Writing nên rất quan trọng. Trong phần này, người thi cần viết một bài luận có độ dài ít nhất là 250 từ trong vòng 40 phút với văn phong trang trọng để trình bày về một quan điểm, lập luận nào đó theo yêu cầu. Câu hỏi yêu cầu trong bài sẽ thuộc đa dạng lĩnh vực khác nhau, từ những vấn đề về cuộc sống đời thường cho đến các vấn đề về giáo dục, y tế hay môi trường,…
Bài luận trong IELTS Writing Task 2 sẽ có 4 phần cơ bản, đó là:
-
Introduction: Mở bài
-
Supporting Paragraph 1: Thân bài 1
-
Supporting Paragraph 2: Thân bài 2
-
Conclusion: Kết luận
4 tiêu chí chấm điểm IELTS Writing Task 2 bạn có thể tham khảo để làm bài tốt hơn:
-
Task achievement: Đảm bảo yêu cầu bài viết
Bạn cần trả lời đủ các câu hỏi, đưa ra ý kiến của mình, sau đó giải thích và lấy ví dụ chứng minh ý kiến đó. Sự chính xác và logic trong phần thi này sẽ giúp bài viết của bạn được giám khảo đánh giá cao hơn.
-
Coherence and Cohesion: Tính gắn kết và mạch lạc
Những bài điểm cao đều có điểm chung đó là, các ý trong bài luôn mạch lạc và có tính liên kết với nhau. Khi viết bài, bạn phải đảm bảo đủ mở bài và kết bài, phân chia đoạn hợp lý, mỗi đoạn chỉ nêu một ý để tránh lan man.
-
Lexical Resource: Vốn từ vựng
Một bài viết sử dụng từ vựng phong phú, đặc biệt là có nhiều từ đồng nghĩa đa dạng, tránh bị lặp lại thì chắc chắn sẽ đạt điểm cao hơn.
-
Grammatical Range and Accuracy: Ngữ pháp chính xác và đa dạng
Trước khi viết hay thì cần phải đúng ngữ pháp, đúng chính tả. Bên cạnh đó, giám khảo sẽ đánh giá cao những bài sử dụng đa dạng câu đơn, câu ghép và các cấu trúc ngữ pháp khác. Lưu ý là bạn phải viết những câu hoàn chỉnh, không viết tóm tắt hoặc gạch đầu dòng.
Xem thêm: BẠN PHÙ HỢP VỚI LOẠI CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH NÀO? TOEIC, IELTS, TOEFL HAY CEFR?
2. “Tuyệt chiêu” viết mở bài IELTS Writing Task 2 để lên Band nhanh chóng
Mở bài IELTS Writing Task 2 đóng vai trò cung cấp cho người đọc một ý tưởng rõ ràng mà bạn muốn trình bày trong bài luận. Ở phần này, bạn cần làm rõ chủ đề muốn nói tới là gì và đưa ra một số thông tin cơ bản chung giúp người đọc hiểu được ý đồ bài viết cũng như trả lời được câu hỏi “Tại sao chủ đề này lại quan trọng?”
Một mở bài hấp dẫn sẽ giúp thu hút sự chú ý và quan tâm của giám khảo, đồng thời đưa ra bối cảnh, nền tảng về chủ đề, từ đó thiết lập trọng tâm và mục đích của bài luận. Hãy tránh mở bài quá dài dòng, lan man, đặc biệt là không được lạc đề, như vậy sẽ gây ấn tượng xấu đối với ban giám khảo.
Có nên dùng template để viết mở bài IELTS Writing Task 2?
Câu trả lời là tùy vào trình độ của bạn mà quyết định có nên áp dụng Template cho phần giới thiệu của bài luận hay không. Nếu bạn là người mới bắt đầu học IELTS và kỹ năng viết chưa tốt, trình độ đang dưới band 6 thì hãy áp dụng template để viết mở bài. Điều này giúp bạn hạn chế những lỗi sai và tiết kiệm thời gian làm bài hơn. Còn nếu trình độ của bạn đã đạt trên 6.5 thì việc sử dụng template là không cần thiết. Lúc này bạn hoàn toàn có thể tự kiểm soát ngữ pháp, từ vựng khi viết bài, có thể tự xây dựng ý và triển khai một cách mạch lạc, rõ ràng.
“Tuyệt chiêu” viết mở bài IELTS Writing Task 2
Gây ấn tượng ngay khi bắt đầu giới thiệu chủ đề
Một câu mở đầu hấp dẫn sẽ thu hút được sự chú ý của ban giám khảo vào bài viết. Còn nếu chủ đề bạn lựa chọn thú vị nhưng cách trình bày và thể hiện không thu hút thì khó có thể khiến ban giám khảo đánh giá cao. Nhìn chung, nếu một bài viết không gây được ấn tượng với người đọc ngay phần đầu tiên thì khả năng cao họ sẽ không quan tâm đến phần còn lại. Hãy bắt đầu bài luận của bạn bằng một câu nói khiến họ bị chú ý ngay lập tức.
-
Sử dụng những câu trích dẫn, câu nói nổi tiếng
Ví dụ: Khi viết bài luận với chủ đề về ý nghĩa cuộc sống, bạn có thể bắt đầu như sau:
Mark Twain, a very famous author, once said: “The two most important days in your life are the day you are born and the day you find out why”…
Mark Twain, một tác giả nổi tiếng từng nói: “Hai ngày quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta, đó là ngày ta sinh ra và ngày ta hiểu được lý do của điều ấy”…
-
Kể một câu chuyện hay đưa ra một ví dụ liên quan đến chủ đề
Mọi người đều thích các câu chuyện, vậy nên bắt đầu bài luận bằng một câu chuyện nhỏ hay một ví dụ liên quan sẽ khiến người đọc tò mò ngay từ giây đầu tiên.
Ví dụ: Nếu bạn viết về hậu quả của rượu bia, bạn có thể bắt đầu với một câu chuyện về cuộc đời một người nào đó mãi mãi mất đi do một trường hợp lái xe khi đang say.
At eighteen, Michelle had a lifetime of promise in front of her. Attending college on a track scholarship, she was earning good grades and making lots of friends. Then one night her life was forever altered…
Ở tuổi mười tám, Michelle có một lời hứa trọn đời trước mặt cô. Theo học đại học theo diện học bổng, cô ấy đã giành được điểm cao và có rất nhiều bạn bè. Rồi một đêm, cuộc sống của cô ấy đã vĩnh viễn bị thay đổi…
-
Đặt ra một câu hỏi, kích thích sự tò mò
Sự ngạc nhiên luôn gây ấn tượng cho người đọc, nếu càng bất ngờ thì càng nhận được nhiều sự chú ý.
Ví dụ: Nếu bạn viết bài về tác hại và mức độ gây nghiện của cà phê, bạn có thể ở đầu như sau:
Millions of Americans are physically addicted to caffeine – and most of them don’t even know it.
Có hàng triệu người Mỹ nghiện caffeine – và hầu hết trong số họ thậm chí không biết điều đấy…
-
Đặt vấn đề từ một câu hỏi
Ví dụ: Khi bạn viết mở bài cho một bài luận với chủ đề về sự thay đổi của Hà Nội trong 20 năm qua. Để tạo sự thú vị, các bạn có thể sử dụng một câu hỏi để mở đầu.
“Why were we born?” is an interesting question and many people are trying to find out the answer to this question…
“Tại sao chúng ta được sinh ra?” là một câu hỏi thú vị và nhiều người đang cố gắng tìm ra câu trả lời…
Dù mở bài theo cách nào, bạn cũng hãy đảm bảo rằng phải trình bày thật ngắn gọn, súc tích, tránh những câu nói sáo rỗng, chung chung hoặc quá dài. Đặc biệt là nội dung phải đảm bảo liên quan trực tiếp đến luận điểm mà bạn muốn tuyên bố. Câu đầu tiên của bài luận đóng vai trò tạo nên âm hưởng cho toàn bộ bài, vì vậy hãy dành thời gian để viết một câu hiệu quả nhất.
Xem thêm: Đâu là độ tuổi phù hợp để luyện thi IELTS?
Tuyên bố luận điểm
Sau khi bạn đã dẫn dắt người đọc vào chủ đề chính, hãy dành câu thứ hai để tuyên bố luận điểm cũng như cho họ biết lý do tại sao bạn viết bài luận này. Đây có thể coi là câu quan trọng nhất của phần mở bài, cho người đọc hiểu quan điểm của bạn cũng như nội dung chính của bài luận.
Để mở bài gây ấn tượng, câu luận điểm phải:
-
Nêu chủ đề cụ thể hoặc quan điểm của bạn về chủ đề đó
-
Chỉ ra phương pháp trình bày bài luận
-
Chỉ là một câu
-
Có yếu tố độc đáo, lôi cuốn, không lan man
Xem thêm: Luyện thi IELTS – 5 sai lầm phổ biến cần tránh
Giới thiệu cấu trúc bài luận
Đây là câu cuối cùng trong phần mở bài, giới thiệu cấu trúc cơ bản của bài luận để người đọc hình dung được những gì bạn muốn thể hiện hay tranh luận sắp tới. Bạn chỉ cần gói gọn trong một câu là được. Với cách viết đơn giản mà đủ ý sẽ khiến ban giám khảo đánh giá cao khả năng viết luận của bạn.
Trên đây là một số “tuyệt chiêu” giúp bạn viết mở bài phần IELTS Writing Task 2 thu hút và dễ ghi điểm với ban giám khảo hơn. Mong rằng bài viết hữu ích và bạn có thể áp dụng vào trong quá trình luyện thi IELTS của mình. Và nếu bạn đang tìm một khóa học IELTS để cải thiện kỹ năng viết thì tham khảo ngay tại Pasal nhé!