CHINH PHỤC DẠNG PIE CHART TRONG IELTS WRITING TASK 1 VỚI PHƯƠNG PHÁP IELTS SIMON

CHINH PHỤC DẠNG PIE CHART TRONG IELTS WRITING TASK 1 VỚI PHƯƠNG PHÁP IELTS SIMON

11/06/2023

Nội dung chính

mục lục

    Chinh phục IELTS Writing Task 1 với dạng đề yêu cầu mô tả và so sánh biểu đồ tròn vốn là dạng bài không quá khó nhưng cần biết cách làm để không bỏ phí điểm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Pasal tìm hiểu về Pie Chart và cách áp dụng phương pháp IELTS Simon để viết Pie Chart trong IELTS Writing Task 1 nhé!

    Tổng quan về IELTS Writing Task 1 dạng Pie chart

    Pie chart - ngay chính cái tên cũng đã nói lên được hình dáng của loại biểu đồ này. Đó chính là biểu đồ hình tròn hay biểu đồ dạng bánh, chứa các thông tin của các danh mục dùng để phân tích hoặc so sánh, thường được sử dụng trong đề thi IELTS Writing Task 1. 

    Mỗi một danh mục được thể hiện bằng một phần trong hình tròn và được phân biệt bằng một màu riêng biệt. Thường sẽ có bảng chú thích tên các hạng mục và bảng tương ứng. Phần có màu càng lớn cho thấy số liệu của hạng mục đó càng lớn và ngược lại. 

    Thông thường, có 2 loại bài biểu đồ tròn:

    • Loại có thay đổi theo thời gian: Đây là dạng mà đề thi sẽ cung cấp từ 2 biểu đồ tròn trở lên, mỗi biểu đồ chứa các hạng mục giống nhau nhưng số liệu tương ứng sẽ khác nhau do có sự thay đổi về thời gian.

    • Loại không thay đổi theo thời gian: Đây là dạng tương đối đơn giản, thường sẽ chỉ gồm 1 biểu đồ thuần túy so sánh số liệu, hoặc nếu có từ 2 biểu đồ thì cũng không cho thấy sự thay đổi về số liệu của các hạng mục theo thời gian.

    Đặc điểm nổi bật của Pie chart 

    • Hầu hết các biểu đồ Pie chart cho thấy sự so sánh tỉ lệ, phần trăm giữa các đối tượng. Đơn vị được sử dụng trong pie chart là percent (%).

    • Khi có từ 2 pie charts trở lên, có thể có sự xuất hiện của xu hướng thay đổi như tăng, giảm về phần trăm của các đối tượng được so sánh (nếu có thời gian được nhắc đến).

    • Có một số Pie chart không có sự thay đổi theo thời gian, mà nó so sánh số liệu ở nhiều nhóm tuổi, nhiều quốc gia,… (khi đó biểu đồ chỉ nhắc đến 1 điểm thời gian, hoặc không có nhắc đến thời gian).

    • Các thì dùng để miêu tả biểu đồ Pie chart: Thời gian trong quá khứ thì dùng thì quá khứ đơn, thời gian ở hiện tại thì mô tả bằng hiện tại đơn, thời gian từ quá khứ đến tương lai thì có thể dùng hiện tại đơn hoặc hiện tại hoàn thành.

    • Về từ vựng & cấu trúc: Chủ yếu dùng các cấu trúc so sánh để so sánh các đối tượng với nhau, đối tượng nào lớn nhất, đối tượng nào thấp nhất, và sự tương quan giữa các đối tượng có trong biểu đồ.

    Cách viết dạng biểu đồ Pie chart trong IELTS Writing task 1

    Trong phương pháp IELTS Simon, thầy Simon nhấn mạnh rằng, cho dù bạn làm bài dạng nào đi chăng nữa thì cũng đừng quên ‘đính kèm’ cấu trúc 4 đoạn ‘chuẩn 9.0’ cho bài viết:

    • Introduction

    • Overview

    • Body 1 & 2

    Cách viết Pie chart thay đổi theo thời gian

    Cấu trúc 4 đoạn của biểu đồ Pie chart ra sao? 

    1. Introduction (đoạn 1)

    Chỉ cần 1 câu với hai nguyên tắc

    • Paraphrase thông tin từ chính câu hỏi của đề bài (không lặp lại từ vựng trong câu hỏi).

    • Trả lời được 2 câu hỏi: Biểu đồ đang nói đến cái gì? Trong khoảng thời gian nào?

    2. General Overview (đoạn 2)

    Đoạn thứ 2 trong bài viết, trước hết hãy cùng đề cập đến Overview (hay còn được gọi là nhận xét chung). Ở đoạn này, các bạn nên đưa ra 2 điểm chính đặc biệt để làm nổi bật lên xu hướng chung của biểu đồ mà chúng ta đang phân tích. 

    Để tìm ra “điểm sáng” đó, bạn hãy hình dung đến chiếc bánh được cắt thành những phần khác nhau, sau đó thì cố gắng:

    • Tìm ra miếng to nhất và nhỏ nhất của mỗi chiếc Pie chart (phương án 1).

    • Miếng nào trở nên to hơn, nhỏ hơn theo thời gian ⇒  Chỉ ra xu hướng của các số liệu (phương án 2).

    3. Body (đoạn 3 và đoạn 4)

    Có rất nhiều cách khác nhau để chia thông tin vào đoạn 3 và đoạn 4 của bài viết. Trong bài viết này, Pasal sẽ đề cập đến cách mà thầy Simon đã hướng dẫn cho hàng triệu học viên trong phương pháp luyện thi IELTS Simon.

    ♦ Body 1 (đoạn 3):

    • Mô tả biểu đồ đầu tiên (tương đương với năm đầu tiên).

    • So sánh số liệu theo thứ tự từ cao xuống thấp.

    • Có trích dẫn số liệu.

    ♦ Body 2 (đoạn 4):

    • Mô tả sự thay đổi của biểu đồ theo thời gian (tăng/giảm/giữ nguyên…).

    • Có trích dẫn số liệu cụ thể.

    Và sau khi mình đánh dấu những thông tin tăng, giảm thì biểu đồ của chúng ta dễ phân tích hơn rất nhiều rồi đúng khộng?

    ** Lưu ý: Nếu như body 1 đã nhấn mạnh đến so sánh số liệu thì ở body 2 cần làm rõ sự thay đổi của số liệu theo thời gian như thế nào.

    Cách viết Pie chart không thay đổi theo thời gian

    Với loại pie chart này, riêng hai phần Introduction và Overview cũng sẽ làm tương tự như phần của pie chart thay đổi theo thời gian. Hai loại này sẽ chỉ khác nhau ở phần Body. 

    Khi làm các dạng PIE CHART không có yếu tố thời gian, các bạn sẽ không nên sử dụng các cụm từ chỉ sự tăng trưởng, trend như increase, decrease vì nó không có sự so sánh tăng trưởng giữa các mốc thời gian với nhau. Thay vào đó, hãy sử dụng các từ, cấu trúc câu so sánh để tạo nên sự đa dạng cũng như thể hiện về vốn từ của mình.

    Có 2 cách để viết body cho loại pie chart không có sự thay đổi theo thời gian, đó là:

    • Mô tả 1 biểu đồ rồi so sánh, liên hệ với biểu đồ còn lại

    • Viết về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các biểu đồ.

    Bài mẫu IELTS Writing Task 1 dạng Pie Chart của thầy Simon Corcoran

    Đề bài 1:

    The pie charts compare visitors’ responses to a survey about customer service at the Parkway Hotel in 2005 and in 2010.

    It is clear that overall customer satisfaction increased considerably from 2005 to 2010. While most hotel guests rated customer service as satisfactory or poor in 2005, a clear majority described the hotelǯs service as good or excellent in 2010.

    Looking at the positive responses first, in 2005 only 5% of the hotelǯs visitors rated its customer service as excellent, but this figure rose to 28% in 2010. Furthermore, while only 14% of guests described customer service in the hotel as good in 2005, almost three times as many people gave this rating five years later.

    With regard to negative feedback, the proportion of guests who considered the hotel's customer service to be poor fell from 21% in 2005 to only 12% in 2010. Similarly, the proportion of people who thought customer service was very poor dropped from 15% to only 4% over the 5-year period. Finally, a fall in the number of 'satisfactory' ratings in 2010 reflects the fact that more people gave positive responses to the survey in that year.

    Đề bài 2:

    The pie charts give information about the water used for residential, industrial and agricultural purposes in San Diego County, California, and the world as a whole.

    It is noticeable that more water is consumed by homes than by industry or agriculture in the two American regions. By contrast, agriculture accounts for the vast majority of water used worldwide.

    In San Diego County and California State, residential water consumption accounts for 60% and 39% of total water usage. By contrast, a mere 8% of the water used globally goes to homes. The opposite trend can be seen when we look at water consumption for agriculture. This accounts for a massive 69% of global water use, but only 17% and 28% of water usage in San Diego and California respectively.

    Such dramatic differences are not seen when we compare the figures for industrial water use. The same proportion of water (23%) is used by industry in San Diego and worldwide, while the figure for California is 10% higher, at 33%.

    Hy vọng rằng với những chia sẻ hữu ích trên từ Pasal nói chung và từ phương pháp IELTS Simon nói riêng, bạn có thể dễ dàng chinh phục dạng bài Pie Chart trong phần thi Writing Task 1 và đạt được điểm số cao như mong đợi.

    Để biết rõ hơn về phương pháp luyện thi IELTS Simon cũng như các khóa học IELTS tại Pasal phù hợp với bạn, tham khảo ngay tại đây nhé!

    Tác giả: Hannah Nguyen - IELTS 8.0
    Giới thiệu về tác giả: Hannah Nguyen - IELTS 8.0
    ảnh tác giả

    Mình là Thu Hà (Hannah Nguyễn), hiện tại đang là Giảng viên đào tạo IELTS tại Pasal. Với kinh nghiệm 5 năm làm việc tại Anh, từng là đại sứ sinh viên (Student Ambassador) và tốt nghiệp loại Giỏi của Trường Đại học Brighton (đứng thứ 19 trong top 100 trường đại học chất lượng cao tại Anh), 1 trong 80 sinh viên được nhận chứng nhận Breakthough Award từ the Laine Pub Company, mình hy vọng kiến thức mình và Pasal chia sẻ có thể mang lại giá trị hữu ích trên con đường học tập và phát triển của các bạn.

    Bình luận bài viết