Bỏ túi ngay 3 cấu trúc ngữ pháp giúp ăn điểm trong bài thi IELTS Writing
Trong khoảng thời gian làm phần thi IELTS Writing, có biết bao việc bạn phải làm như đọc đề, brainstorm tìm ý tưởng, lập dàn bài, tìm ví dụ, viết bài và chỉnh sửa, soát lại bài. Để giúp bài viết của bạn được “nâng cấp”, Pasal giới thiệu tới bạn 3 cấu trúc ngữ pháp ăn điểm, được giám khảo đánh giá cao, đồng thời giúp bạn viết tốt lại viết nhanh hơn khi làm bài thi IELTS Writing.
1. Mệnh đề quan hệ (Relative Clauses)
Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh là gì?
Mệnh đề quan hệ (mệnh đề tính ngữ) giữ chức năng như một tính từ trong câu, dùng để bổ nghĩa cho danh từ và được đặt ngay sau danh từ. Mệnh đề quan hệ giúp cho không bị lặp lại thông tin, là một trong những cấu trúc ăn điểm trong IELTS Writing và được sử dụng rất phổ biến. Nếu bạn có thể sử dụng đúng và linh hoạt thì bài viết của bạn chắc chắn sẽ diễn đạt ý được gãy gọn và cải thiện điểm của tiêu chí Grammar. Chính vì vậy, đây chắc chắn là một trong những chủ điểm ngữ pháp ăn điểm của phần IELTS Writing mà bạn cần lưu ý.
Các loại mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh
Có 2 loại mệnh đề quan hệ giúp bạn “ăn điểm” trong phần thi IELTS Writing: mệnh đề bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ, ở 2 dạng là mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clauses) và không xác định (non-defining relative clauses). Mệnh đề bổ nghĩa cho cả câu hoặc cả mệnh đề.
-
Mệnh đề quan hệ xác định – Defining relative clauses
Mệnh đề quan hệ xác định đưa thông tin chính về chủ thể được nhắc tới, và đứng ngay sau chủ thể mà nó bổ nghĩa, thường đi với các đại từ quan hệ là who, that, which, whose, whom.
Ví dụ:
– On the other hand, there are at least as many celebrities whose accomplishments make them excellent role models for young people. (Mặt khác, có ít nhất nhiều người nổi tiếng có thành tích khiến họ trở thành hình mẫu tuyệt vời cho giới trẻ).
– In this essay, I am going to address the contributing factors to job satisfaction which are in terms of working hours, salaries and graduates. (Trong bài luận này, tôi sẽ đề cập đến các yếu tố góp phần tạo nên sự hài lòng trong công việc, đó là về giờ làm việc, tiền lương và sinh viên tốt nghiệp).
Một số lưu ý khi sử dụng mệnh đề quan hệ:
– Đại từ quan hệ có thể bổ nghĩa cho chủ ngữ (subject) hoặc tân ngữ (object) của động từ.
– Khi đại từ quan hệ là tân ngữ của động từ, ta có thể bỏ tân ngữ.
– Không sử dụng dấu phẩy trong mệnh đề quan hệ xác định.
– Khi đại từ quan hệ là chủ ngữ của mệnh đề quan hệ, ta không sử dụng đại từ nhân xưng hoặc danh từ trong mệnh đề quan hệ, vì chủ ngữ là giống nhau.
– Khi đại từ quan hệ là tân ngữ của mệnh đề quan hệ, ta không sử dụng đại từ nhân xưng hay danh từ trong mệnh đề quan hệ, vì tân ngữ là giống nhau.
-
Mệnh đề quan hệ không xác định – Non-defining relative clauses
Mệnh đề quan hệ không xác định cung cấp thông tin thêm về chủ thể, có thể không phải thông tin chính. Thường đi với các đại từ quan hệ là: who, which, whose, whom. KHÔNG sử dụng đại từ quan hệ ”that”. Khi sử dụng mệnh đề quan hệ không xác định, ta sử dụng dấu phẩy.
Ví dụ:
– Doing this can only lead to resentment amongst young people, who would feel that they were being used, and parents, who would not want to be told how to raise their children. (Làm điều này chỉ có thể dẫn đến sự phẫn nộ ở những người trẻ tuổi, những người sẽ cảm thấy rằng họ bị lợi dụng, và các bậc cha mẹ, những người sẽ không muốn được chỉ bảo về cách nuôi dạy con cái của họ).
2. Chủ ngữ giả (Dummy Subjects)
Chủ ngữ giả trong tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, chủ ngữ giả là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng và cũng được sử dụng thường xuyên bởi người bản xứ. Có 2 loại chủ ngữ giả được dùng phổ biến nhất là “It” và “There” – chúng không ám chỉ cho một đối tượng cụ thể mà chỉ có tác dụng về mặt ngữ pháp, đóng vai trò làm chủ ngữ cho câu.
Chủ ngữ giả được dùng rất nhiều trong các bài viết học thuật, vì vậy nó sẽ đặc biệt hữu ích cho phần thi IELTS Writing, khi bạn cần đưa ra một quan điểm mạnh và giúp có tính thuyết phục hơn.
Tuy nhiên, chủ điểm ngữ pháp này lại không tồn tại trong tiếng Việt nên nhiều bạn có xu hướng quên không vận dụng vào bài thi Viết hay Nói, cũng như gặp khó khăn trong việc nghe – đọc hiểu.
-
Chủ ngữ giả “It”
Ta thường sử dụng “It” là chủ ngữ giả với các tính từ và bổ ngữ (complements).
Ví dụ:
It is advisable to put our efforts into keeping our creatures in their natural habitats, in order to give them the opportunity to experience normal life. (Chúng ta nên nỗ lực để giữ các sinh vật của chúng ta trong môi trường sống tự nhiên của chúng, để cho chúng có cơ hội trải nghiệm cuộc sống bình thường).
(The real subject – the thing that is advisable – is ‘keeping our creatures in their natural habitats’).
-
Chủ ngữ giả “There”
“There” thường được sử dụng trong cấu trúc “There is” hoặc “There are”, chỉ sự tồn tại của chủ thể trong một địa điểm hay tình huống cụ thể.
Ví dụ:
– There are 2 apples on the table. (Có 2 quả táo trên bàn).
Chủ ngữ thật ở đây là “2 apples” nên câu có thể được viết cách khác là “Two apples are on the table”. Tuy nhiên, khi câu nói mang tính chất giới thiệu sự tồn tại, nêu số lượng, cấu trúc chủ ngữ giả “There” sẽ được dùng thay cho chủ ngữ thật.
– Although there will undoubtedly be some negative consequences of this trend, societies can take steps to mitigate these potential problems. (Mặc dù chắc chắn sẽ có một số hậu quả tiêu cực của xu hướng này, nhưng xã hội có thể thực hiện các bước để giảm thiểu những vấn đề tiềm ẩn này).
3. Đảo ngữ (Inversion Structures)
Đảo ngữ trong tiếng Anh là gì?
Đảo ngữ là hình thức đảo ngược trật tự từ bình thường trong cấu trúc câu, phổ biến nhất là trật tự chủ ngữ và động từ hoặc trợ động từ nhằm mục đích nhấn mạnh một sự việc hay chủ thể được nhắc đến trong câu.
Câu đảo ngữ có tính formal (trang trọng) có thể giúp bạn dễ dàng “ăn điểm” trong phần thi IELTS Writing với lối viết văn học thuật. Việc sử dụng kết hợp câu đảo ngữ sẽ làm tăng sự đa dạng về ngữ pháp trong bài viết – một trong những tiêu chí chấm điểm IELTS Writing của giám khảo, giúp bạn đạt được điểm ngữ pháp cao hơn.
Tuy nhiên, đây cũng là một dạng ngữ pháp có cấu trúc khó và phức tạp hơn, sẽ phù hợp với những bạn đặt mục tiêu band 7 trở lên cho phần thi IELTS Writing.
Một số cấu trúc đảo ngữ thường sử dụng trong IELTS Writing:
-
Not only … but also
-
Not only + trợ động từ + S + V1, but S also V2
Ví dụ:
– The house was not only beautiful but also affordable.
→ Câu đảo ngữ: Not only was the house beautiful but also affordable. (Ngôi nhà không những đẹp mà còn có giá phải chăng).
– Doing community service not only helps offenders understand the seriousness of their illegal actions but also benefits the locals in many ways.
→ Câu đảo ngữ: Not only does community service help offenders understand the seriousness of their illegal actions, but it also benefits the locals in many ways. (Hoạt động phục vụ cộng đồng không chỉ giúp người phạm tội hiểu được mức độ nghiêm trọng của hành động vi phạm pháp luật của họ mà còn mang lại lợi ích nhiều mặt cho người dân địa phương).
Xem thêm: 4 lỗi sai cơ bản trong IELTS Writing khiến band điểm của bạn mãi không cải thiện
Dạng đảo ngữ của câu điều kiện
Câu điều kiện loại 1 thường được sử dụng nhiều nhất trong phần thi IELTS Writing và có cấu trúc đảo ngữ như sau:
Câu điều kiện loại 1: If clause = Should + S + V
Ví dụ:
– If it rains tomorrow, we will postpone the match.
→ Câu đảo ngữ: Should it rain tommorrow, we postpone the match. (Nếu trời mưa vào ngày mai, chúng tôi sẽ hoãn trận đấu).
– If each house in an area is built in a unique style, it will greatly contribute to the diverse image of the town.
→ Câu đảo ngữ: Should each house in an area is built in a unique style, it will greatly contribute to the diverse image of the town. (Nếu mỗi ngôi nhà trong một khu vực được xây dựng theo một phong cách riêng sẽ góp phần rất lớn vào hình ảnh đa dạng của thị trấn).
Trên đây là 3 cấu trúc ngữ pháp giúp bạn dễ dàng “ăn điểm” trong phần thi IELTS Writing. Hãy lưu ngay những kiến thức này vào để áp dụng thật thành thạo trong kỳ thi IELTS sắp tới nhé! Pasal chúc bạn ôn luyện thật hiệu quả và đạt được band điểm IELTS thật cao như mục tiêu mong muốn.