Câu điều kiện: Các loại câu điều kiện và cách dùng chi tiết

Câu điều kiện: Các loại câu điều kiện và cách dùng chi tiết

21/02/2024

Nội dung chính

mục lục

    Câu điều kiện là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh, đặc biệt là khi sử dụng cho Speaking IELTS. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Pasal tìm hiểu chi tiết câu điều kiện là gì, có những loại câu điều kiện nào, cách dùng và bài tập vận dụng nhé!

    Câu điều kiện là gì?

    Câu điều kiện - Conditional Sentences, là một cấu trúc ngữ pháp sử dụng để diễn tả một sự kiện sẽ xảy ra dựa trên một điều kiện cụ thể nào đó. Trong cấu trúc này, mệnh đề điều kiện (thường được gọi là mệnh đề 'if') mô tả điều kiện, trong khi mệnh đề chính diễn đạt kết quả hay hậu quả của sự kiện đó.

    Ví dụ: If you study hard enough, you will get a high score on the entrance exam. (Nếu bạn học chăm chỉ, bạn sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh.)

    Câu điều kiện là gì?

    Câu điều kiện là gì?

    Thông thường trong câu điều kiện, mệnh đề chứa “if" sẽ đứng trước và hai mệnh đề được phân tách nhau bởi dấu phẩy. Nếu hai mệnh đề được đổi chỗ cho nhau thì sẽ không cần dấu phẩy nữa.

    Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh 

    Có 4 loại câu điều kiện chính trong tiếng Anh là Câu điều kiện loại 0, Câu điều kiện loại 1, Câu điều kiện loại 2, Câu điều kiện loại 3. Bên cạnh đó cũng có 2 dạng biến thể của câu điều kiện, tổng là 6 loại. 

    2.1. Câu điều kiện loại 0

    Khái niệm: Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để diễn tả sự việc luôn đúng hoặc luôn xảy ra dựa trên một giả thiết nào đó. Trong câu điều kiện loại 0, động từ ở mệnh đề giả thiết và mệnh đề kết quả đều được chia ở thì hiện tại đơn.

    Công thức: If + S + V (thì hiện tại đơn), S + V (thì hiện tại đơn).

    Ví dụ: If you heat water to 100 degrees Celsius, it changes into steam. (Nếu bạn đun nóng nước đến 100 độ C, nó sẽ chuyển thành hơi nước.) 

    Cách dùng câu điều kiện loại 0:

    • Thể hiện những sự thật rõ ràng hoặc kiến thức khoa học.

    • Dùng khi cần sự giúp đỡ hoặc yêu cầu sự nhân từ.

    • Diễn đạt về thói quen hoặc hành động thường xuyên xảy ra.

    • Sử dụng để truyền đạt mệnh lệnh, lời khuyên hoặc cảnh báo.

    Câu điều kiện loại 0

    Câu điều kiện loại 0

    Xem chi tiết thêm: Tất tần tật về cấu trúc, cách dùng câu điều kiện loại 0 kèm bài tập vận dụng 

    2.2. Câu điều kiện loại 1

    Khái niệm: Câu điều kiện loại 1 thường được sử dụng để diễn tả sự việc có nhiều khả năng sẽ xảy ra từ một giả thiết nào đó. Trong đó, mệnh đề điều kiện sử dụng thì hiện tại đơn, mệnh đề kết quả sử dụng thì tương lai đơn, hoặc sử dụng động từ khiếm khuyết biểu thị khả năng xảy ra như can, may,...

    Công thức: If + S + V (thì hiện tại đơn), S + will + V (thì tương lai đơn)
    hoặc: If + S + V (thì hiện tại đơn), S + can/may/might… + V(nguyên thể)

    Ví dụ: If the weather is good, we can go outside to see the fireworks. (Nếu thời tiết tốt, chúng ta có thể ra ngoài xem pháo hoa.)

    Cách dùng câu điều kiện loại 1: 

    • Thể hiện về một sự kiện có thể xảy ra trong tương lai nếu điều kiện được nói đến trở thành hiện thực.

    • Mô tả về một hành động có khả năng xảy ra nếu một điều kiện nào đó đúng trong thời điểm hiện tại.

    • Sử dụng từ "may" thay vì "will" để diễn đạt mức độ không chắc chắn hơn về kết quả.

    Câu điều kiện loại 1

    Câu điều kiện loại 1

    Xem chi tiết thêm: Câu điều kiện loại 1 là gì? Tất tần tật kiến thức về câu điều kiện loại 1

    2.3. Câu điều kiện loại 2

    Khái niệm: Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả một sự kiện ít có khả năng xảy ra ở hiện tại, dẫn đến một kết quả cũng ít có khả năng xảy ra. Trong đó, mệnh đề điều kiện sử dụng thì quá khứ đơn, còn mệnh đề kết quả sẽ sử dụng các động từ khuyết thiếu ở dạng quá khứ như could, would…

    Công thức: If + S + V (thì quá khứ đơn), S + would/could + V(nguyên thể)

    Ví dụ: 

    • If it stopped raining, we could go for a picnic. (Nếu trời tạnh mưa, chúng ta có thể đi dã ngoại.)

    • If I were you, I wouldn't dare to cross my parents. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không dám qua mặt bố mẹ mình.) 

    Lưu ý: Động từ “to be” ở mệnh đề điều kiện trong điều kiện loại 2 luôn là “were”.

    Cách dùng của câu điều kiện loại 2: 

    • Đưa là lời khuyên, lời tư vấn.

    • Đặt ra câu hỏi giả định.

    • Thảo luận về một khả năng tưởng tượng.

    • Đề xuất yêu cầu một cách lịch sự.

    • Từ chối một đề nghị.

    Câu điều kiện loại 2

    Câu điều kiện loại 2

    Xem chi tiết thêm: Câu điều kiện loại 2 là gì? Tất tần tật kiến thức về câu điều kiện loại 2

    2.4. Câu điều kiện loại 3

    Khái niệm: Câu điều kiện loại 3 được dùng để diễn tả một giả thiết hoàn toàn không có khả năng xảy ra và kết quả tương ứng từ giả thiết này. Thông thường, câu điều kiện loại 3 được sử dụng để giả định một tình huống khác (không có thật) trong quá khứ. 

    Trong đó, mệnh đề điều kiện sử dụng thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề kết quả sử dụng động từ khuyết thiếu ở dạng quá khứ (could would) cùng trợ động từ “have” và động từ chính ở dạng quá khứ phân từ (V3/V-ed).

    Công thức: If + mệnh đề điều kiện (quá khứ hoàn thành), S + would/could + have + V3/V-ed

    Ví dụ: If he had not been drunk, the accident wouldn’t have occurred. (Nếu anh ấy không say rượu thì tai nạn đã không xảy ra.)

    Cách dùng câu điều kiện loại 3: 

    • Miêu tả một hành động không thực hiện trong quá khứ và giả định về kết quả khác biệt nếu hành động đó đã được thực hiện.

    • Sử dụng "could" khi mô tả sự việc ở mệnh đề chính có thể đã xảy ra nếu điều kiện ở mệnh đề sau "if" được đáp ứng.

    • Sử dụng "might" để diễn tả sự việc ở mệnh đề chính có thể đã xảy ra, nhưng không chắc chắn.

    Câu điều kiện loại 3

    Câu điều kiện loại 3

    Một số lưu ý quan trọng khi dùng câu điều kiện

    Để có thể sử dụng các loại câu điều kiện một cách chính xác và đầy đủ nhất, các bạn ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau:

    • Trong câu điều kiện loại 1, thì tương lai đơn trong mệnh đề “If” có thể diễn ra sau khi mệnh đề chính xảy ra.

    • Đối với câu điều kiện loại 2, có thể sử dụng “were” thay cho “was” cho bất cứ chủ ngũ số ít hay số nhiều.

    • Câu điều kiện loại 2 và loại 3 thường xuất hiện trong cấu trúc câu “wish” và “would rather”, với mục đích thể hiện sự hối tiếc và trách móc đối với hành động đã xảy ra hoặc không xảy ra từ người khác.

    • Có thể thay thế bằng “unless” cho mệnh đề “If” ở dạng phủ định. 

    Tham khảo thêm:

    Lời kết:

    Bài viết trên đây đã cung cấp rất chi tiết các thông tin về câu điều kiện và các loại câu điều kiện trong tiếng Anh. Pasal hy vọng rằng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập và ôn luyện tiếng Anh của mình.

    Ngoài ra, nếu bạn đang bắt đầu với IELTS nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu vì chưa biết năng lực hiện tại của mình ở đâu thì nhanh tay đăng ký làm bài test miễn phí tại Pasal và nhận tư vấn lộ trình học phù hợp ngay nhé: 

    Web test IELTS Pasal
     

    Tác giả: Hannah Nguyen - IELTS 8.0
    Giới thiệu về tác giả: Hannah Nguyen - IELTS 8.0
    ảnh tác giả

    Mình là Thu Hà (Hannah Nguyễn), hiện tại đang là Giảng viên đào tạo IELTS tại Pasal. Với kinh nghiệm 5 năm làm việc tại Anh, từng là đại sứ sinh viên (Student Ambassador) và tốt nghiệp loại Giỏi của Trường Đại học Brighton (đứng thứ 19 trong top 100 trường đại học chất lượng cao tại Anh), 1 trong 80 sinh viên được nhận chứng nhận Breakthough Award từ the Laine Pub Company, mình hy vọng kiến thức mình và Pasal chia sẻ có thể mang lại giá trị hữu ích trên con đường học tập và phát triển của các bạn.

    Bình luận bài viết