Những câu tiếng Anh giao tiếp kỳ quặc nhất bạn nên NGỪNG sử dụng
Bạn nên NGỪNG sử dụng những câu tiếng Anh giao tiếp kỳ quặc này
Khi bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp, mẫu câu bạn được học đầu tiên chắc hẳn là “How are you?” – “I’m fine, thank you”. Đây là mẫu câu tiếng Anh giao tiếp phổ biến với người Việt nhưng người bản xứ lại rất hiếm khi sử dụng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng khám phá những câu tiếng Anh giao tiếp nghe khá kì quặc, có thể bị dân bản xứ “bắt bài”.
1. “I’m fine, thank you. And you?”
Mỗi khi được hỏi “How are you?” thì câu trả lời quen thuộc, kinh điển sẽ là “I’m fine, thank you. And you?”. Đây là mẫu câu được học từ khi bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh giao tiếp thuở vỡ lòng. Hiện tại, nhiều đầu sách giáo khoa vẫn sử dụng mẫu câu này.
Trước hết, nếu bạn trả lời “I’m fine, thank you. And you?” khi được hỏi “How are you?” thì không sai. Nhưng cách trả lời này không tự nhiên và thân thiện nhất khi chào hỏi ai đó. Nếu bạn đáp lời một người bản xứ, người ít tiếp xúc với cách nói tiếng Anh của người nước ngoài, chắc hẳn họ sẽ phản ứng khá lạ.
Có 2 lí do tại sao bạn nên ngừng nói “I’m fine, thank you. And you?” khi được hỏi “How are you?”
- Cách trả lời này khá thiếu tự nhiên, cứng, tuy có tính trang trọng nhưng hiện tại thì không mấy người dùng mẫu câu này trong tiếng Anh giao tiếp nữa. Có lẽ bạn sẽ nghe mẫu câu này khi thấy cuộc hội thoại của người nước ngoài học tiếng Anh, chứ không phải của người bản xứ.
- Câu nói này mang hơi hướng tiêu cực, thậm chí có phần hơi “gắt” trong giao tiếp đời thường. Trong văn hóa ứng xử của người Mỹ, khi tức giận hay không muốn tiếp tục hội thoại, họ thường nói “I’m fine, thank you. And you?”
Vì thế, khi được hỏi “How are you?”, hãy linh hoạt sử dụng những mẫu câu sau:
- (I’m) alright. You? – Mình ổn. Còn bạn?
- Fine. You? – Vẫn ổn. Bạn thì sao?
- Not bad. You? – Không tồi. Bạn sao rồi?
- Yeah! Good. You? – Yeah, ổn lắm. Còn bạn?
- Very well. Thank you – Tốt lắm. Cảm ơn bạn.
- (I’m) good, thanks. You? – Mình ổn, cảm ơn bạn. Bạn thì sao?
- (I’m) great, (thanks). And you? – Tuyệt, cảm ơn bạn. Bạn sao rồi?
- (I’m) pretty good. What’s new with you? – Mình khá ổn. Bạn có gì mới không?
2. “You’re welcome!”
Mỗi khi ai đó cảm ơn vì bạn giúp đỡ họ, “You’re welcome!” luôn là câu nói thường trực. Câu nói này khá lịch sự và phổ biến, đồng thời cũng thể hiện sự thiện chí của người nói, rất vui khi được giúp đỡ.
Tuy nhiên, vài thập kỉ gần đây, nhiều người lạm dụng câu này trong tiếng Anh giao tiếp, đặc biệt là những người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mình.
Thay vì sử dụng mẫu câu đó quá nhiều, hãy thử thay đổi sử dụng các mẫu câu khác linh hoạt hơn, khi ai đó nói lời cảm ơn bạn. Hãy thay “You’re welcome!” bằng các mẫu câu dưới đây:
- Sure. – Chắc chắn rồi.
- Anytime. – Luôn sẵn lòng giúp đỡ.
- No worries. – Khỏi cần bận tâm.
- No problem. – Không vấn đề gì.
- That’s all right. – Không có gì đâu.
- It was nothing. – Có gì đâu.
- Don’t mention it. – Chuyện nhỏ mà.
- The pleasure is mine. – Đó là vinh hạnh của mình.
- It was the least i could do. – Ít nhất đó là điều mình làm được.
- I know you’d do the same for me. – Nếu là mình, bạn cũng làm thế.
3. “Me too.”
Lời đáp phổ biến khi đồng tình ý kiến với người đối diện nói là “Me too.” Đôi khi bạn có thể sử dụng “Me too.”, nhưng không phải lúc nào cách nói này cũng phù hợp với hoàn cảnh.
Thông thường, câu nói “Me too.” đúng nhất là thể hiện đồng tình với một lời khẳng định
Ví dụ:
– I like swimming. – Tôi thích bơi
Me too. – Tôi cũng thế
– I like cookies. – Tôi thích bánh quy
Me too. – Tôi cũng vậy
Tuy nhiên, có rất nhiều người sử dụng cả “Me too.” đối với câu phủ định. Đây là sai lầm mà nhiều người học tiếng Anh giao tiếp gặp phải, bạn cần tránh lỗi sai này
Ví dụ:
– I don’t want go out. – Tôi không thích đi chơi
Câu trả lời sai: Me too. – Tôi cũng thế
Khi muốn thể hiện sự đồng tình quan điểm với các câu phủ định, trong tiếng Anh sẽ dùng các từ như “Neither” hay “Either”. Những từ này sẽ giúp bạn trả lời đúng hơn.
Bên cạnh đó, để cuộc hội thoại trở nên tự nhiên và thú vị hơn, không phải dùng “too” quá nhiều lần, bạn có thể dùng “So do I” hay “As well” (mang sắc thái trang trọng hơn) thay cho “Me too.” khi thể hiện sự đồng tình cho một ý kiến khẳng định.
Ví dụ:
– I like running. – Tôi thích chạy bộ
So do I/Me as well.
– I don’t like meat. – Tôi không thích ăn thịt
Neither do I/I don’t either.
4. “Fighting!”
Để động viên ai đó cố gắng, nhiều người hay sử dụng mẫu câu “Fighting!”. Đây là một lỗi sai mà nhiều người gặp phải trong tiếng Anh giao tiếp.
Cách nói “Fighting!” bắt nguồn từ văn hóa Hàn Quốc, được người Hàn sử dụng thường xuyên để khích lệ hay động viên người khác. Chắc hẳn, bạn sẽ nghe câu nói này nhiều trong các bộ phim, bài hát hay trong các lễ hội thể thao của “xứ sở kim chi”.
Tuy nhiên, trong tiếng Anh, “fighting” là một danh từ có nghĩa là “trận chiến”. Và từ “fight” thì không thật sự phù hợp khi động viên người khác.
Thay vì như thế, khi muốn khích lệ tinh thần mọi người, bạn có thể linh hoạt dùng các mẫu câu này
- Go! – Tiến lên!
- Come on! – Cố lên nào!
- Be strong! – Mạnh mẽ lên!
- Be tough! – Kiên cường lên!
- It could be worse. – Vẫn còn may chán.
- Don’t worry too much. – Đừng quá lo lắng.
- Give it all you’re got. – Cố gắng hết sức mình nhé.
- I’m sure you can do it. – Mình chắc chắn bạn có thể làm được.
- People are beside you to support you. – Mọi người luôn bên cạnh để ủng hộ bạn.
- I am always be your side = I will be right here to help you. – Mình luôn bên cạnh bạn.
5. “Let’s eat dinner!”
Dùng “Have dinner” hay “Let’s eat dinner” vẫn là điều băn khoăn của nhiều người học tiếng Anh giao tiếp. Thực chất, hai mẫu câu này đều đúng về mặt ngữ pháp. Trong tiếng Anh, “breakfast”, “lunch” hay “dinner” đều không chỉ một món ăn cụ thể mà chỉ bữa ăn trong ngày.
Thực tế, người bản xứ thường dùng “eat” khi muốn mô tả hành động ăn một món cụ thể như “eat meat”, “eat salad”… Nói “eat dinner” nghe có vẻ sẽ bị người bản xứ “bắt bài” bạn.
Bên cạnh đó, “have breakfast/lunch/dinner” thường được dùng nhiều hơn trong các lời mời dùng bữa. Lí do vì từ “have” có vẻ mượt mà, mang cảm giác nhẹ nhàng hơn so với dùng “eat”.
Ví dụ:
– Do you want to have dinner? – Bạn có muốn đi ăn tối không?
hay
Do you want to have dinner with me? – Bạn sẽ đi ăn tối với mình chứ?
Lần tới, để tiếng Anh mượt mà hơn, thay vì nói “Let’s eat dinner”, hãy nói “Let’s have a dinner” hay “Let’s grab dinner” nhé!
Bài viết trên đây của Pasal đã tổng hợp những câu tiếng Anh giao tiếp mà người học tiếng Anh hay sử dụng nhưng người bản xứ lại rất ít dùng. Nếu bạn muốn giao tiếp tiếng Anh thật tự nhiên, hãy tránh sử dụng những mẫu câu “kỳ quặc” trên nhé! Tránh những lỗi nhỏ này sẽ khiến tiếng Anh giao tiếp của bạn tự nhiên và mượt mà hơn nhiều. Đừng quên chia sẻ bài viết này tới những người bạn xung quanh để liên tục cập nhật kiến thức bổ ích. Pasal chúc các bạn học tập thành công!