Cách dùng và bài tập áp dụng cấu trúc Would you mind

Cách dùng và bài tập áp dụng cấu trúc Would you mind

11/09/2023

Nội dung chính

mục lục

    Nhắc đến những cấu trúc quen thuộc và hữu dụng trong giao tiếp tiếng Anh, không thể bỏ qua cấu trúc Would you mind. Nếu bạn chưa hiểu rõ hoặc chưa thành thạo sử dụng cấu trúc này thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về cấu trúc Would you mind. Cùng Pasal khám phá nhé!

    Ý nghĩa của cấu trúc would you mind

    Cấu trúc ngữ pháp "would you mind" thường được sử dụng để lịch sự hóa một yêu cầu hoặc để nhờ người khác giúp đỡ một cách lịch sự. Nó thường được sử dụng trong các tình huống mà bạn mong muốn người khác làm một việc gì đó cho bạn một cách tử tế và hợp lý.

    Cấu trúc Would you mind

    Cấu trúc Would you mind có ý nghĩa như thế nào?

    Ví dụ:

    • "Would you mind telling me the time?" (Bạn có thể cho tôi biết mấy giờ không?)

    • "Would you mind passing me the salt?" (Bạn có thể cho tôi muối không?)

    • "Would you mind helping me with this heavy box?" (Bạn có thể giúp tôi với cái hộp nặng này không?)

    Cấu trúc này thể hiện sự lịch sự và tôn trọng người khác, thay vì nói một cách trực tiếp. Đây là mẫu câu thường xuyên được sử dụng trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh.

    Tham khảo thêm các cấu trúc khác: 

    Cách dùng của cấu trúc would you mind

    2.1. Câu yêu cầu với cấu trúc Would you mind/ Do you mind

    Cấu trúc "would you mind + ving" nghĩa là "Bạn có phiền ... hay không?". Với cấu trúc này thì ở ngay sau "mind" là hành động V-ing, chủ ngữ là “you” (người nghe). Câu này dùng để hỏi xem người nghe có thấy phiền để làm việc gì đó cho bạn không? Có thể là nói nhỏ lại, lấy hộ vật gì đó hoặc đóng cửa lại,...

    Một số gợi ý về câu trả lời cho yêu cầu của cấu trúc "Would you min/Do you mind...":

    Đồng ý với yêu cầu từ người nói:

    • Not at all. (Không sao cả)

    • No, I don’t mind. (Không, tôi không thấy phiền. / Tôi không bận tâm đâu.)

    • That would be fine. (Ô, không bạn cứ làm đi)

    • Never mind / you’re welcome. (không sao)

    • Please do. (Bạn cứ làm đi )

    • No, of course not. (Đương nhiên là không rồi)

    • Of course not. (Ồ tất yếu là không phiền gì cả)

    • I’d be glad to. (Không. Tôi thấy rất vui khi được làm được điều đó)

    • I’d be happy to do. (Không. Tôi rất vui lòng khi được làm được điều đó)

    Từ chối lại lời yêu cầu từ người nói:

    • I’m sorry, I can’t. (Tôi xin lỗi, tôi không thể)

    • I’m sorry. That’s not possible. (Tôi xin lỗi. Điều đó là không thể)

    • I’d rather / prefer you didn’t. (Bạn không làm thì tốt hơn)

    Cách trả lời yêu cầu từ cấu trúc Would you mind

    Cách trả lời yêu cầu từ cấu trúc Would you mind

    2.2. Câu yêu cầu mang tính chất lịch sự với Would you mind if

    Cấu trúc: Would you mind if S + V-past simple …? (Động từ ở vế sau if thì sử dụng quá khứ đơn).

    Cấu trúc would you mind còn có nghĩa là “Bạn có phiền không nếu ai đó làm gì?”. Hai vế của câu sẽ có 2 chủ ngữ khác nhau.

    Một lưu ý khi trả lời câu hỏi yêu cầu mang tính chất lịch sự Would you mind if này là bạn không thể trả lời như "No/Not at all", hãy tham khảo những câu trả lời dưới đây nhé!

    Nếu cảm thấy không phiền, bạn có thể đáp lại như sau:

    • No, of course not. (Dĩ nhiên không rồi)

    • Please go ahead. (Bạn cứ làm đi )

    • Please do. (Bạn cứ làm đi.)

    • No, I don’t mind. (Không, tôi không thấy phiền gì cả)

    • Never mind / you’re welcome. (không sao)

    • That would be fine. (Bạn cứ làm đi)

    • I’d be glad to. (Không. Tôi thấy rất vui khi được làm được điều đó)

    • I’d be happy to do. (Không. Tôi cảm thấy rất vui khi được làm được điều đó)

    Nếu cảm thấy phiền, hãy đáp lại cấu trúc would you mind phủ định là:

    • I’d prefer you didn’t. (Tôi nghĩ bạn không nên làm thế)

    • I’d rather/prefer you didn’t. (bạn không làm thì tốt hơn)

    • I’m sorry. That’s not possible. (Xin lỗi, không được.)

    • I’d rather you didn’t. (Tôi nghĩ bạn không nên làm thế)

    Các ví dụ cụ thể:

    Ví dụ 1:

    A: Would you mind if I sat here?  

    B: Please go ahead.

    Ví dụ 2:

    A: Would you mind if I smoke here? 

    B: I’d prefer you didn’t.

    Bài tập vận dụng

    Bài 1: Chọn đáp án đúng

    1/ Would you mind if I_____ the bedroom door ?

    A – close    

    B – closed    

    C – closing    

    D – to close

    2/ It is too cool here. Would you mind_____ the air-conditioner?

    A – turn off    

    B – turning off    

    C – to turn off    

    D – turned off

    3/ Would you mind_____ I borrowed your photobook?

    A. if    

    B. that    

    C. when    

    D. Ø

    4/ Would you mind _____ Lisa’s bedroom door?

    A. to close    

    B. about closing    

    C. closed    

    D. closing

    5/ Would you mind if I ­____________ you this evening? 

    A. didn’t join    

    B. join    

    C. joined    

    D. to join

    Bài 2: Điền động từ chính xác vào chỗ trống

    1/ Would you mind if I ­____________ late afternoon? (not come)

    2/ Would you mind ­____________ photo for me? (send)

    3/ Would you mind Nga’s ­____________ this show here? (watch)

    4/ Do you mind if you ­____________ down the podcast? (turn)

    5/ While they are away, would you mind if you (take care) _______________ of the pet?

    Lời kết:

    Mong rằng bài viết này đã mang đến những kiến thức hữu ích cho các bạn và giải đáp những thắc mắc về cấu trúc Would you mind. Pasal chúc bạn học tốt và đạt được nhiều kết quả cao trong học tập! Đừng ngần ngại liên hệ ngay với Pasal để nhận được tư vấn về lộ trình học chi tiết từ phương pháp từ thầy Simon Corcoran hoặc làm bài test trình độ tiếng Anh miễn phí nhé! 

    Tác giả: Hannah Nguyen - IELTS 8.0
    Giới thiệu về tác giả: Hannah Nguyen - IELTS 8.0
    ảnh tác giả

    Mình là Thu Hà (Hannah Nguyễn), hiện tại đang là Giảng viên đào tạo IELTS tại Pasal. Với kinh nghiệm 5 năm làm việc tại Anh, từng là đại sứ sinh viên (Student Ambassador) và tốt nghiệp loại Giỏi của Trường Đại học Brighton (đứng thứ 19 trong top 100 trường đại học chất lượng cao tại Anh), 1 trong 80 sinh viên được nhận chứng nhận Breakthough Award từ the Laine Pub Company, mình hy vọng kiến thức mình và Pasal chia sẻ có thể mang lại giá trị hữu ích trên con đường học tập và phát triển của các bạn.

    Bình luận bài viết