Các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Anh tiểu học phổ biến nhất

Các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Anh tiểu học phổ biến nhất

31/10/2022

Nội dung chính

mục lục

    Tổng hợp bài tập ngữ pháp tiếng Anh tiểu học trọng tâm cần ôn tập

    Ở bậc tiểu học, các kiến thức tiếng Anh tuy không khó nhưng có vai trò quan trọng, xây dựng nền tảng phát triển tiếng Anh sau này. Các bài tập ngữ pháp tiếng Anh cũng không ngoại lệ, nhìn qua có vẻ không quá phức tạp nhưng lại là nền móng của ngôi nhà tiếng Anh trong tương lai cho con em. Chính vì thế, ba mẹ hãy cùng các bé ôn luyện những dạng bài tập ngữ pháp tiếng Anh tiểu học phổ biến và cần phải lưu ý thật nhuần nhuyễn dưới đây nhé!

    Các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Anh tiểu học tuy đơn giản nhưng lại đóng vai trò là kiến thức nền tảng quan trọng trong việc học ngoại ngữ

    1. Phân biệt từ loại: danh từ - động từ - tính từ- trạng từ

    1.1. Danh từ

    Danh từ (Noun) là từ dùng để gọi tên của các sự vật, sự việc, hiện tượng hiện diện ở thế giới xung quanh, trong sinh hoạt hàng ngày.

    Danh từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu:

    • Sau động từ To-be: My father is an engineer (Bố tôi là một kỹ sư), My mom is a Math teacher (Mẹ tôi là giáo viên dạy toán),...
    • Sau tính từ: Beautiful girl (bé gái xinh đẹp), naughty boy (cậu bé nghịch ngợm), cute cat (con mèo đáng yêu),...
    • Làm chủ ngữ đầu câu: My friend is generous (Bạn tôi rất hào phóng), My teacher is strict (Giáo viên của tôi rất nghiêm khắc),...
    • Đứng sau mạo từ a/an/the - từ chỉ định this, that, these, those,....: A boy (một cậu bé), a lady (một quý bà), this table (cái bàn kia), those birds (những con chim kia),...
    • Đứng sau tính từ sở hữu "my, your, her, his, our, their, its": Our brother (anh trai của chúng tôi), your teacher (giáo viên của bạn),...
    • Đứng sau từ chỉ số lượng "many, a number of, an amount of, plenty of, a lot of, lots of,...": Many chairs (rất nhiều cái ghế), a lot of friends (một vài người bạn),...
    • Đứng sau giới từ: This book is on the bookshelf (Quyển sách ở trên giá).

    1.2 Động từ (Verb)

    Động từ là những từ miêu tả hành động, trạng thái của sự vật, sự việc, con người,...

    Các vị trí đứng của động từ trong câu:

    • Đứng sau chủ ngữ:

    Ví dụ: My dad reads newspaper every morning (Bố tôi đọc báo mỗi buổi sáng).

    • Động từ đứng sau trạng từ chỉ tần suất (often, sometimes, never, always,...):

    Ví dụ: I always go home after school.

    1.3. Tính từ (Adjective)

    Tính từ đứng trong câu để bổ trợ cho danh từ về đặc điểm, tính chất của danh từ đó.

    Vị trí của tính từ trong tiếng Anh:

    • Tính từ đứng trước danh từ

    Ví dụ: She is a gorgeous lady. (Cô ấy là một quý cô lộng lẫy).

    • Tính từ đứng sau động từ To be (is, am, are, was, were, be)

    Ví dụ: Trang is smart. (Trang rất thông minh).

    • Tính từ đứng sau các động từ chỉ cảm xúc: Look, become, turn, get, feel, smell, taste

    Ví dụ: The bread smells bad, you shouldn’t eat it. (Bánh mì có mùi lạ, bạn đừng nên ăn nó).

    • Sau các đại từ bất định như something, someone, anything,...

    Ví dụ: There’s something suspicious here (Có gì đó khả nghi ở đây).

    Xem thêm: Tính từ sở hữu trong tiếng Anh là gì?

    1.4. Trạng từ (Adverb)

    Trạng từ (hoặc phó từ) là những từ được dùng để bổ nghĩa cho tính từ, động từ hoặc cả mệnh đề về thời gian, địa điểm, mức độ, tần suất,... 

    Về vị trí: trạng từ thường đứng trước từ hoặc mệnh đề mà nó bổ nghĩa. 

    Về mặt hình thức: phần lớn trạng từ có thể được tạo thành bằng bằng cách thêm đuôi -ly vào tính từ gốc.

    Vị trí của trạng từ trong câu:

    • Đứng trước động từ thường 

    Ví dụ: I never go skiing in the winter. (Tôi không bao giờ đi trượt tuyết vào mùa đông).

    • Sau động từ To be

    Ví dụ: She is extremely interested in astrology.

    • Đứng ở vị trí cuối câu

    Ví dụ: The teacher told me to do the homework carefully.

    • Đứng ở vị trí đầu câu (kèm dấu phẩy)

    Ví dụ: Luckily, I wasn’t late for school though I got up late.

    Xem thêm: 10 phút học tất tần tật về trạng từ trong tiếng Anh

    2. Ngữ pháp về danh từ số ít và danh từ số nhiều

    Trong danh từ, chúng ta chia làm danh từ đếm được (countable noun) và danh từ không đếm được (uncountable noun). Danh từ số ít (singular) và danh từ số nhiều (plural) là 2 dạng của cùng một danh từ đếm được (danh từ không đếm được chỉ có một dạng singular).

    Danh từ số ít và danh từ số nhiều là chủ điểm ngữ pháp quan trọng ở cấp tiểu học

    Thể số ít của danh từ chính là bản thân của chúng, khi cần đổi sang số nhiều, đa phần các danh từ sẽ thêm -s hoặc -es vào phía sau.

    • Các danh từ thêm đuôi es: danh từ kết thúc bằng O, X, S, Z CH, SH 
    • Các danh từ thêm đuôi s: phần còn lại

    Các trường hợp đặc biệt khi chuyển đổi từ dạng số ít sang số nhiều:

    • Danh từ có đuôi F hay FE => bỏ đuôi F hoặc FE và thêm “ves” vào sau danh từ

    Ví dụ: shelf - shelves, wolf -> wolves,...

    • Một số trường hợp đặc biệt khác:

    Ví dụ: child – children, fish - fish, mouse – mice, sheep – sheep, deer – deer,…

    3. Động từ to-be trong thì hiện tại đơn (Simple Present)

    Đây là nội dung quan trọng nhất, dễ xuất hiện trong các bài tập ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, là mẫu câu cơ bản nhất để các bé có thể sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và cả trong văn bản.

    Thì hiện tại đơn để diễn tả một sự thật hiển nhiên, một sự việc hay một hành động diễn ra và lặp lại liên tục theo thói quen, phong tục ởthời điểm hiện tại. Có 3 cách chia động từ to-be trong thì hiện tại đơn: 

    • am: đi sau chủ ngữ duy nhất là “I”
    • is: đi sau các chủ ngữ ở ngôi thứ ba số ít (She, He, It,…)
    • are: đi sau các chủ ngữ (You, We, They) và các chủ ngữ số nhiều khác.

    Công thức thì hiện tại đơn của động từ To-be:

    • Trong câu khẳng định: S + am/is/are + O

    Ví dụ: She is a writer. (Cô ấy là một nhà văn.)

    • Trong câu phủ định: S + am/is/are + NOT + O

    Ví dụ: She is not a noble. (Cô ấy không phải một quý tộc.)

    • Trong câu nghi vấn: Am/ Is/ Are + S + O?

    Trả lời: Yes, S + am/is/are hoặc No, S + am/is/are + NOT.

    Ví dụ: Are you Italian? - No, I am not.

    4. Động từ khuyết thiếu Can và Can’t (Cannot)

    “Can” là động từ khuyết thiếu nói về khả năng của một ai đó.

    Ví dụ: Birds can fly (Chim có thể bay).

    Và  “Can’t” là dạng phủ định của “Can” (viết tắt của “Cannot”) dùng để nói rằng ai đó không có khả năng làm gì.

    Ví dụ: Tigers can’t climb a tree. (Hổ không thể leo cây).

    Lưu ý: Sau các động từ khuyết thiếu, trong đó có “can”, tất cả các động từ đều chia ở dạng nguyên thể.

    Trên đây là những kiến thức về bài tập ngữ pháp tiếng Anh tiểu học đáng chú ý nhất, tuy không phải là tất cả nhưng đó là những cấu trúc trọng tâm các bé cần phải học tập thật chắc khi ở cấp bậc tiểu học. Chúc các bé học tập chăm chỉ, có những phút giây học tập và vui chơi thoải mái đồng thời có kết quả tốt trong các kì thi nhé!

    Tác giả: Hồng Nhật
    Giới thiệu về tác giả: Hồng Nhật
    ảnh tác giả

    Mình là Hồng Nhật, giảng viên tiếng Anh giao tiếp tại Pasal. Với hơn 4 năm kinh nghiệm giảng dạy, mong rằng những kiến thức mình và Pasal chia sẻ có thể hữu ích cho các bạn trên con đường học tập và phát triển bản thân.

    Bình luận bài viết