Các bước làm dạng bài True/ False/ Not Given trong IELTS Reading không bao giờ sai
Phần lớn các bạn luyện thi IELTS, kể cả những bạn đã dày dặn kinh nghiệm cũng sẽ đều cảm thấy ‘rợn tóc gáy’ một chút khi gặp dạng bài True/ False/ Not given trong phần thi IELTS Reading. Đây được đánh giá là một trong những dạng bài khó nhất, đặc biệt với những bạn đặt mục tiêu band 8 cho bài thi IELTS Reading thì sẽ cần phải luyện tập thật nhiều. Vậy “chìa khóa” thực sự cho dạng bài này là gì, hãy cùng Pasal tìm hiểu và phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi IELTS Reading dạng True/ False/ Not Given là gì?
True/ False/ Not Given (hay có trường hợp là Yes/No/Not given) là dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi IELTS Reading và có thể nói là “bẫy” nhiều nhất, do đó mà khi luyện tập bạn sẽ cần phải rất để ý.
80% người học IELTS khi bắt đầu với dạng câu hỏi True/ False/ Not given đều trả lời đây là một trong những dạng khó nhằn nhất. Bởi vì bạn cần dành thời gian để tìm thông tin tương quan trong bài đọc, đồng thời cũng phải thật cẩn thận để không bị các thông tin trong bài đánh lừa, dễ chọn đáp án sai.
Trong IELTS Reading, dạng bài này thường xuất hiện ở 2 hình thức chính:
-
True/False/Not given: đây là dạng cần dựa vào facts (sự thật) có trong bài, nhiệm vụ của chúng ta sẽ đi kiểm chứng xem các facts trong câu hỏi có đúng/sai hoặc không được tìm thấy trong bài hay không.
-
Yes/No/Not Given: là dạng mà chúng ta cần suy luận theo quan điểm của tác giả trong bài viết.
Dạng câu hỏi này sẽ đưa ra statement – tuyên bố và thông tin, công việc của bạn là tìm hiểu xem thông tin đó đúng hoặc sai hay không được đưa ra trong bài đọc đã cho. Bạn chỉ cần chọn:
-
True: Nếu thấy câu hỏi được đưa ra đúng theo thông tin bài đọc cung cấp.
-
False: Nếu thấy câu hỏi mâu thuẫn, khác so với thông tin bài đọc cung cấp.
-
Not Given: Nếu thấy câu hỏi đó cung cấp thông tin không có trong bài đọc.
Nếu như bài đọc chỉ có Yes/No hoặc True/False thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, NOT GIVEN thường là lí do chính khiến rất nhiều bạn bị mất điểm. Đến ngay cả những người bản địa khi làm bài dạng này cũng khó mà phân biệt được đâu là thông tin đúng, sai. Và bạn thường sẽ tốn rất nhiều thời gian với những nhận định bởi:
-
Sợ nhầm với FALSE → tốn thời gian băn khoăn giữa 2 đáp án
-
Chỉ dựa vào keywords (từ khóa) trong bài → không hiểu hết ý của nhận định → khi thấy có mặt keywords là chọn luôn TRUE/FALSE mà không chú ý đến nội dung của nhận định.
Phương pháp làm dạng bài True/ False/ Not Given trong IELTS Reading
Nguyên tắc chung
-
Điểm quan trọng của dạng bài True/False/Not Given nằm ở meaning (nội dung) của nhận định. Nếu bạn có thể tìm được nội dung của nhận định trong bài đọc thì câu trả lời có thể là TRUE/FALSE.
-
Nếu không tìm được nội dung của nhận định trong bài đọc, hoặc nếu nội dung không khớp thì câu trả lời có thể là NOT GIVEN.
-
Hãy cẩn thận với keywords. Keywords trong dạng bài này chỉ đóng vai trò ‘dẫn đường’ chứ không trực tiếp giúp bạn suy ra đáp án. Một nhận định có thể là NOT GIVEN, song vẫn sẽ chứa những keywords trong bài → điều này khiến chúng ta dễ nhầm thành TRUE/ FALSE.
3 bước làm bài True/ False/ Not Given không bao giờ sai
Bước 1: Đọc tất cả các câu hỏi và gạch chân KEYWORDS
Đây là bước QUAN TRỌNG NHẤT của dạng bài True/ False/ Not Given và Reading nói chung. Nếu bạn gạch chân đúng keywords thì gần như 100% là ăn điểm. Tuy nhiên, nhiều bạn gạch chân quá nhiều, nhìn thấy từ gì “mới” hoặc “nguy hiểm” là sẽ gạch. Việc này dẫn đến tình trạng “loạn”, khiến bạn không hiểu câu hỏi, chỉ “chăm chăm” đi tìm những đoạn trong bài đọc chứa nhiều từ giống câu hỏi hay không. Và chắc chắn rằng, bạn sẽ mắc bẫy trùng từ, đây là bẫy cực kỳ phổ biến trong bài thi IELTS Reading.
Những điều bạn chỉ cần tập trung vào khi làm True/ False/ Not given:
-
Tên riêng/ Số: rất dễ scan
-
Từ chuyên ngành: thường in nghiêng hoặc trong ngoặc kép
-
Từ mà IELTS “không cần bạn biết”: Nghe hơi khó hiểu, nhưng đây là những từ ‘dị’. Thường là danh từ mà không có suffix (không có đuôi -tion/ -ment/ -ance/ …). Ví dụ, trong câu “He rented a garret”, thì từ ‘dị’ ở đây là từ “garret”.
-
Từ chỉ một khía cạnh của từ chủ đề: Ví dụ bài đọc về Tourism, mà trong câu có từ “cost of tourism”, thì gạch chân từ “cost”.
Lý do gạch chân những từ như trên là vì chúng RẤT KHÓ PARAPHRASE. Vậy nên khi scan, bạn chỉ cần tập trung tìm những từ đó mà không phải lo trong bài đọc chúng sẽ được “nguỵ trang” thành những từ khác.
Bước 2: Scanning
Khi bạn đã biết chính xác mình đang tìm kiếm từ gì, việc scan sẽ trở nên đơn giản hơn. Không có bí kíp gì về việc scan bài đọc, bạn hãy cứ lướt từ trái qua phải. Dần dần, tốc độ scan của bạn sẽ được cải thiện nếu chăm chỉ luyện tập nên đừng quá lo khi làm chậm lúc đầu nhé!
Vậy làm thế nào để chúng ta biết rằng mình đã khoanh vùng đúng đoạn cần đọc? Bí quyết là khi có hơn 2 từ (đặc biệt là keywords gạch chân) trong câu hỏi khớp với đoạn đọc.
Bước 3: So sánh
Khi so sánh câu hỏi (question) với bài đọc (text), đầu tiên bạn cần phải biết trọng tâm câu True/ False /Not Given ở đâu. Một câu có thể dài, nhưng trọng tâm chỉ ở 1-2 từ.
Ví dụ: Question: There may be genetic causes for the differences in how young the skin of identical twins looks.
Câu nhận định này chỉ muốn xác nhận vấn đề “differences in how young the skin of identical twins looks” (sự khác nhau về độ trẻ của da) LÀ DO “genetic causes” (gien). Nếu bài đọc nói:
– Do gene: True
– Do nguyên nhân khác: False
– Có nói là khác, nhưng không nói nguyên nhân: Not Given
Một số tips làm dạng bài True/ False/ Not Given trong IELTS Reading
1. Dùng phương pháp loại trừ
Càng nhiều đáp án thì sẽ càng khó chọn, vậy nên khi làm True/ False/ Not given, bạn đừng vội chọn luôn mà hãy LOẠI BỚT đi một đáp án. Thường thì một trong những đáp án loại đi sẽ là True hoặc False. Như vậy, bài toán cần giải sẽ trở nên đơn giản hơn: True/ Not Given HOẶC False/ Not Given.
2. Định vị câu trả lời theo thứ tự
Thông thường, các đáp án sẽ xuất hiện theo trình tự bạn đọc đoạn văn. Nếu bạn không tìm thấy thông tin cho câu 8, bạn có thể ước lượng khoảng thông tin giữa câu 7 và câu 9.
3. Dịch qua nội dung
Mục đích của việc đọc qua nội dung đó là tìm ra được core meaning (nội dung chính) của statement và ưu tiên hàng đầu đó là hiểu được câu đó nói gì. Để dịch được qua nội dung, bạn cần:
-
Phải có đủ vốn từ vựng để hiểu được keyword nói gì (với IELTS yêu cầu từ vựng để hiểu được tối thiểu một bài đọc sẽ là từ B2-C1).
-
Dịch sang tiếng Việt bằng từ ngữ của mình, thậm chí dùng tiếng lóng nếu bạn thấy quen thuộc cũng được.
-
Dịch ngắn gọn, súc tích, có thể bỏ qua một số từ có chức năng ngữ pháp không quan trọng.
-
Khi dịch, tuyệt đối phải bao gồm các LƯỢNG TỪ.
4. Chú ý một số từ & cụm từ xác định hàm ý câu văn
Các cụm từ này có thể là trạng từ chỉ tần suất (always, often, barely, etc.), các trạng từ chỉ khả năng xảy ra của hành động (probably, likely etc.), các lượng từ (some, many, most of, etc.) và động từ khuyết thiếu (have to, can, must, etc.). Đây là những từ có thể làm thay đổi hoàn toàn ngữ nghĩa của câu.
Lưu ý:
-
Not Given không có nghĩa là không có thông tin. Thường thông tin của một câu ‘Not Given’ sẽ xuất hiện trong bài đọc, nhưng thông tin đó không dùng để trả lời câu hỏi mà đề bài đưa ra. Bạn sẽ rất dễ bị đánh lừa bởi trong bài sẽ có những động từ khuyết thiếu hoặc từ trái nghĩa, vì vậy hãy thật cẩn thận.
-
Bạn không được đoán hay suy diễn thông tin mà bạn cho là đúng theo ý kiến chủ quan của mình. Thông tin để trả lời câu hỏi chỉ nằm trong bài đọc, KHÔNG suy nghĩ phức tạp hóa lên
Trên đây là tất cả những chia sẻ đến từ Pasal giúp bạn hoàn thiện kỹ năng làm bài True/ False/ Not Given trong phần thi IELTS Reading. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng vào quá trình luyện thi Reading của mình để có thể nâng cao trình độ nhé. Chúc các bạn sẽ chinh phục được kỹ năng Reading trong bài thi IELTS nói riêng và đạt được band điểm thật cao trong bài thi IELTS nói chung.