Tự học IELTS Reading 9.0 có bất khả thi không?
TỰ HỌC THI IELTS READING 9.0 CÓ BẤT KHẢ THI KHÔNG?
Bạn có biết rằng Đọc – Reading là một trong những kỹ năng dễ ăn điểm nhất trong một bài thi IELTS? Tuy nhiên đừng chủ quan nhé, bởi vì nếu bạn không tham khảo những kinh nghiệm thi IELTS Reading từ những người đi trước, rất có thể bạn sẽ phạm phải những sai lầm ngớ ngẩn mà bạn không thể ngờ tới đấy!
Hãy cùng Pasal khám phá kinh nghiệm thi IELTS Reading 9.0 của bạn Nguyễn Đức Thịnh – một cao thủ tự học IELTS qua bài viết sau đây:
Kinh nghiệm thi của bạn Đức Thịnh – Tự học 9.0 Reading
Theo Nguyễn Đức Thịnh (1994, quê Thái Bình) là cựu sinh viên Học viện Ngân hàng. Thịnh từng đạt 8.5 IELTS (trong đó 9.0 Reading và Listening) và du học sinh Đại học Prince Edward Island, Canada, bạn cần dành 5-7 phút đọc lướt đoạn văn trước khi đọc câu hỏi, tra từ mới để nắm chắc từ đồng nghĩa.
- Đọc lướt đoạn văn trước khi đọc câu hỏi
Mình nghĩ mỗi người sẽ có quan điểm riêng về vấn đề này, còn mình thường đọc lướt đoạn văn trước khi đọc câu hỏi trong bài IELTS Reading. Việc đọc trước sẽ giúp bạn nắm được chủ đề và kiến thức chung của cả bài, biết dữ kiện nằm ở vị trí nào khi làm câu hỏi.
Mỗi bài đọc thường có 20 phút, bạn nên dành 5-7 phút cho việc đọc lướt. Nhiều bạn cho rằng dành tối thiểu 1/4 thời gian đọc lướt là lãng phí, nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi làm câu hỏi bởi bạn đã biết nội dung cần tìm nằm ở đâu.
Ngoài ra, trong lúc đọc lướt, nếu gặp từ mới, bạn không nên cố đoán nghĩa bởi sẽ khiến mất thời gian hơn. Thay vào đó, hãy mạnh dạn đọc tiếp. Từ mới này có thể xuất hiện trong các câu hỏi nên bạn có thể gặp lại và đoán nghĩa sau.
Trường hợp thiếu thời gian để làm bài đọc, tức còn ít hơn 20 phút cho bài cuối, bạn có thể bỏ qua bước đọc lướt này mà đọc trực tiếp câu hỏi. Đây là tình huống “cực chẳng đã”, dễ khiến bạn mất nhiều điểm nên cần phân chia thời gian hợp lý. Nếu mất nhiều hơn 2 phút cho một câu hỏi, hãy bỏ qua chứ không nên bị mắc kẹt tại đó. Khi làm xong hết, bạn có thể quay lại để xử lý chúng.
-
Chú ý với dạng bài True, False, Not Given
Sau nhiều lần làm bài và thi IELTS, mình nhận ra câu hỏi trong bài True, False, Not Given được sắp xếp theo thứ tự dữ kiện xuất hiện trong đoạn văn. Mình từng lục tung cả bài đọc sau mỗi lần đọc câu hỏi nhưng không tìm được dữ kiện, vì hiển nhiên nếu đáp án là Not Given, mình sẽ không tìm thấy dữ kiện ở đâu cả.
Do đó, khi đọc câu 1, bạn tìm từ khóa và đối chiếu với phần từ đó xuất hiện trong đoạn văn. Nếu dữ kiện đó đúng hoặc sai với câu hỏi, bạn có thể dễ dàng điền True hoặc False. Trường hợp chưa đưa ra được đáp án ngay lập tức, bạn nên để cách ra câu đó, trả lời câu hỏi tiếp theo để xem từ khóa ở câu trên còn xuất hiện nữa hay không. Nếu không thấy bất kỳ dữ kiện nào liên quan đến câu hỏi phía trên nữa, bạn có thể điền Not Given.
- Chịu khó tra từ mới
Sau khi luyện đề, bạn nên quay trở lại bài đọc, kiểm tra toàn bộ những từ không biết trong câu hỏi và đoạn văn. Điều này rất quan trọng, nhưng nhiều người thường bỏ qua, vội vã làm tiếp bài sau vì nóng lòng muốn cải thiện điểm. Việc này chỉ khiến chúng ta mắc lại những lỗi cũ và không bao giờ biết thêm từ mới.
Vì bài đọc của IELTS mang tính học thuật cao, do đó từ vựng trong những chủ đề liên quan thường quay vòng và lặp lại. Bạn không nhất thiết gặp lại ngay trong bài sau, nhưng xác suất những từ đó xuất hiện rất cao.
Hồi mới học, mình muốn điểm tăng thật nhanh nên làm rất nhiều đề. Tuy nhiên, điểm của mình khá bất ổn, hôm 7.5 nhưng hôm chỉ 6.5. Mình có thói quen xấu là hiểu từ một cách na ná, nôm na, tự cho mình cảm giác hiểu rồi nhưng thật ra mình lại đang nhầm sang nghĩa một từ khác có cách viết tương tự. Mình từng gặp từ “stamina” (khả năng chịu đựng) rất nhiều nhưng không bao giờ tra, và trong bài thi gần nhất, từ đó đã quay lại và mình bắt buộc phải đoán mò nghĩa.
Do đó, mình nhận ra học IELTS thì không thể lười được và nghĩ cách tốt nhất là tra từ điển. Liên tục trong ba tháng, mình đã ép bản thân tra toàn bộ từ mới, xuất hiện trong câu hỏi và cả bài đọc. Sau đó, điểm Reading của mình cải thiện đáng kể, tăng mạnh lên 8.5, sau đó là 9.0. Mình cho rằng sự tiến bộ đến từ sự chăm chỉ tra từ.
Việc chăm chỉ tra từ mới còn giúp bạn biết thêm các từ đồng nghĩa. Đây là chìa khóa giúp bạn tăng điểm bài Reading. Sở dĩ người ra đề gần như không bao giờ lặp lại nguyên văn từ khóa trong cả đoạn văn và câu hỏi mà thường diễn giải hoặc dùng từ đồng nghĩa. Nếu không có vốn từ vững chắc, bạn phải đoán mò nghĩa các từ và việc này khiến bạn dễ mất điểm hơn.
-
Đọc nhiều
Ngoài việc luyện đề, chịu khó tra từ mới, bạn cần đọc nhiều và sâu hơn. Bài đọc của IELTS rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực nên bạn cần cải thiện hiểu biết về các vấn đề xã hội. Bạn nên dành tối thiểu 10-15 phút mỗi ngày để đọc tin tức, báo chí nhằm nâng cao hiểu biết, nắm được vấn đề thời sự đang diễn ra.
Đọc là kỹ năng quan trọng, không chỉ giúp bạn cải thiện điểm Reading mà còn có ích cho kỹ năng Writing. Mình thường đọc BBC News, The Guardian, The Independent… Nếu mới tiếp cận, bạn có thể tìm đến những nguồn tài liệu đọc đơn giản hơn như News in level.
Mình nghĩ việc cần cải thiện một kỹ năng đòi hỏi sự đầu tư thời gian lâu dài, nghiêm túc, không thể tăng vọt điểm trong ngày một, ngày hai. Ngoài ra, việc áp dụng các mẹo hay phương pháp học còn cần dựa trên khả năng tiếp thu và sự phù hợp với bản thân. Do đó, mình cho rằng cách tốt nhất để thực sự tiến bộ là tự đúc kết kinh nghiệm cá nhân sau thời gian luyện tập, học hỏi.
Hướng dẫn cách làm 10 dạng câu hỏi trong bài thi IELTS Reading
Biết được dạng câu hỏi cố định sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị ôn tập tốt nhất và vững chắc tâm lí khi bước vào bài thi.
Để hoàn thành nhanh chóng phần thi IELTS Reading trong 60 phút ngắn ngủi, bạn cần luyện tập ở nhà bằng cách làm quen nhiều với những dạng bài thường gặp, sử dụng những kỹ năng đọc nhanh, đọc chi tiết và chọn từ khoá. Nhưng để bắt đầu vào làm những đề thi, bạn cần có hiểu biết về các dạng câu hỏi trong bài Reading.
1. Multiple choice questions (Câu hỏi có nhiều lựa chọn)
Đây là những loại câu hỏi yêu cầu bạn chọn đúng câu trả lời từ những lựa chọn nhất định bằng chữ hoa của ABC và loại câu hỏi này kiểm tra khả năng hiểu thông tin chi tiết và cụ thể.
2. Information identification questions (Câu hỏi xác định thông tin)
Đây là các loại câu hỏi yêu cầu bạn phải xác định xem thông tin đã cho là đúng hay không để trả lời Yes/No/Not Given hoặc True/ False /Not given. Loại câu hỏi này khá khó vì sẽ khiến người đọc bị phân vân, đòi hỏi cần phải đọc tìm chi tiết trong bài và các từ ngữ khoá (Key words).
3. Information matching (Nối thông tin)
Những loại câu hỏi này đưa ra cho bạn 4 đến 5 câu trong bài đọc và yêu cầu bạn tìm đoạn văn trong bài có chứa thông tin đã cho. Thông tin được đưa ra có thể không phải ý chính của đoạn nên nếu chỉ đọc câu đầu và cuối của mỗi đoạn sẽ không thể tìm được câu trả lời.
4. Head Matching (Chọn tiêu đề)
Dạng câu hỏi này yêu cầu bạn chọn một tiêu đề từ các tiêu đề nhất định và đặt vào từng đoạn văn. Chủ yếu, nếu bạn đã hiểu rõ văn bản nhất định, bạn sẽ có thể tạo ra một tiêu đề ra khỏi mỗi đoạn. Câu hỏi này không quá khó để tìm ra đáp án, chỉ lần dùng kỹ năng đọc nhanh và đánh dấu từ khoá quan trọng.
5. Sentence completion ( Hoàn thành câu)
Trong loại câu hỏi này, bạn sẽ thấy một câu không hoàn thiện. Bạn phải hoàn thành nó bằng những từ trong bài đọc. Do đó bạn cần nhanh chóng định vị đoạn văn có chứa câu trả lời để tìm ra từ thích hợp.
6. Summary completion (Hoàn thành đoạn tóm tắt)
Một phần tóm tắt của bài đọc sẽ được trao cho bạn, nhiệm vụ của bạn là hoàn thành một đoạn Summary bằng việc sử dụng không quá 3 từ hay 1 con số được lấy ra từ bài văn để điền các chỗ trống. Lưu ý rằng bạn chỉ được sử dụng các từ có sẵn trong bài văn, và không được sử dụng vượt quá số từ được cho phép
7. Features matching (Nối đặc điểm)
Đây là những loại câu hỏi đòi hỏi bạn phải tìm thông tin cụ thể về đặc điểm của một người hoặc một địa điểm hay một điều nổi bật trong bài. Đề bài sẽ cung cấp danh từ riêng và bạn cần phải nối chúng với những câu mang thông tin miêu tả đặc điểm nổi bất nhất của danh từ đó.
8. Matching sentence endings (Nối câu kết thúc)
Matching sentence endings là dạng đề mà chúng ta sẽ được cho trước một loạt các câu chưa hoàn chỉnh, chưa kết thúc (thường đánh số thứ tự là 1, 2, 3, 4) và một danh sách các câu trả lời để kết thúc các câu chưa hoàn chỉnh kia (thường là A, B, C, D). Nhiệm vụ và yêu cầu đối với chúng ta là nối những câu chưa hoàn chỉnh với phần kết thúc phù hợp dựa trên bài đọc có sẵn.
9. Short answer questions (Câu trả lời ngắn)
Dạng câu hỏi này sẽ yêu cầu bạn trả lời với số từ nhất định “NO MORE THAN … WORDS “nên bạn cần đặc biệt lưu ý. Gạch chân vào từ khoá trong câu hỏi và dùng kỹ năng đọc lướt để tìm thông tin nhanh chóng.
10. Notes/table/diagram completion (Hoàn thành các ghi chú/ biểu đồ/ bảng tóm tắt)
Chủ yếu ở những câu hỏi này, bạn sẽ được cung cấp đoạn ghi chú, biểu đồ hoặc một đoạn tóm tắt với các từ còn trống. Hãy vận dụng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa để tìm ra đáp án chính xác nhất.
Trong trường hợp, không tìm ra được đáp án cho các câu hỏi khi 60 phút sắp hết, đừng bỏ trống nó, cố gắng khoanh một đáp án hoặc tìm một từ ngữ có khả năng đúng cao nhất mà bạn phân vân.
Hãy đăng ký thông tin của bạn để được tư vấn lộ trình học IELTS độc quyền từ chuyên gia Simon cùng Pasal bạn nhé!