Các biện pháp tu từ từ vựng trong tiếng Anh
Các biện pháp tu từ từ vựng trong tiếng Anh
Cũng giống như tiếng Việt, tiếng Anh cũng có các biện pháp tu từ từ vựng (figurative language) để làm phong phú và sinh động câu từ của mình. Hãy cùng Pasal tìm hiểu về các biện pháp tu từ từ vựng thường thấy trong tiếng Anh nhé!
Biện pháp tu từ từ vựng là gì?
Biện pháp tu từ (figurative language) là cách làm cho lời nói, câu chữ trở nên sinh động, lôi cuốn, ấn tượng với những cách nói đặc biệt, khác với từ ngữ thông thường.
Trong tiếng Anh, ta có thể kể đến các biện pháp tu từ từ vựng thường thấy như so sánh (simile), ẩn dụ (metaphor), nói quá (hyperphole), nhân hóa (personification), hoán dụ (metonymy).
Tham khảo ngay:
- Khóa học Chuẩn hóa phát âm Anh – Mỹ Pronunciation Workshop
- Khóa học Phản xạ giao tiếp Effortless English
- Khóa học Giao tiếp tiếng Anh toàn diện Protalk Premium
Tổng hợp các biện pháp tu từ từ vựng phổ biến trong tiếng Anh
1. Biện pháp tu từ so sánh (simile)
So sánh là biện pháp sử dụng cách đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để làm nổi bật đặc tính tương đồng của chúng. Hai chủ thể trong phép so sánh là 2 sự vật/ sự việc khác nhau nhưng có nét giống nhau ở đặc tính nào đó.
Ngữ pháp thường được sử dụng trong câu so sánh là so sánh hơn, so sánh ngang bằng, hoặc sử dụng các động từ như “like”.
Ví dụ 1: She is as beautiful as a Hollywood movie star.
Trong ví dụ trên, “she” được so sánh với “Hollywood movie star” – diễn viên Hollwood, thường có khí chất và vẻ đẹp khác người nhằm miêu tả vẻ đẹp của “she”.
Người viết đã sử dụng cấu trúc so sánh ngang bằng as + adj + as để so sánh hai người trên. Câu văn đã trở nên sinh động hơn hẳn so với cách nói thông thường: “She is beautiful”.
Ví dụ 2: Her baby can talk at the age of 8 months, she is like a genius.
Trong ví dụ trên, chủ thể thứ nhất là “her bayby” (con của cô ấy) được so sánh với chủ thể thứ hai là “a genius” (thiên tài) thông qua từ “like” (như).
Phép so sánh này giúp làm nổi bật sự thông minh của “con cô ấy”.
2. Biện pháp tu từ ẩn dụ (metaphor)
Ẩn dụ làviệc gợi nhắc đến một sự vật, sự việc này thông qua một sự vật, hiện tượng khác với điều kiện là cả hai có nét tương đồng nhau.
Người dùng có thể sử dụng cấu trúc S1 + be + S2 để sử dụng phép ẩn dụ.
Ví dụ 1: I love you so much, you are the apple of my eye.
(Tôi yêu em rất nhiều, em là đồng tử trong đôi mắt tôi).
“You” (em) đã được so sánh với “the apple of my eye” (đồng tử của mắt tôi). Trong thực tế, “em” không thể nào là “đồng tử của mắt tôi” được, người viết có cách ví von như thế để truyền tải rằng em quan trọng và quý báu như đồi đồng tử của tôi vậy. Lời tỏ tình nghe “thơ” hơn bao giờ hết vì thêm phép ẩn dụ này đúng không nào!
So sánh phép so sánh và phép ẩn dụ:
- Giống nhau
Đều là 2 đối tượng được đặt trong sự đối chiếu với nhau.
- Khác nhau
So sánh: Chủ thể này giống như chủ thể kia (like, as).
Ví dụ: She is so kind. She is like an angel. (Cô ấy thật tử tế. Cô ấy như một thiên thần vậy).
Ẩn dụ: Chủ thể này là chủ thể kia (is, are, was, were).
Ví dụ: She is so kind. She is an angel. (Cô ấy thật tử tế. Cô ấy đúng là một thiên thần).
Hai câu sử dụng hai biện pháp tu từ khác nhau nhưng đều biểu đạt rằng cô ẩy rất tử tế như một thiên thần.
3. Biện pháp nói quá (hyperbole)
Nói quá (hay phóng đại) là biện pháp nói phóng đại đặc điểm của một sự vật, sự việc nào đó. Không phải nói sai đi, mà là làm quá lên để người đọc, người nghe chú ý vào câu nói của mình.
Ví dụ: I’m so hungry, I could eat a horse (Tôi đói quá, tôi có thể ăn cả một con ngựa đấy).
Thực tế, kể cả với đàn ông trưởng thành, một con ngựa cũng là là lượng thức ăn quá lớn. Ở đây người nói/viết đã nói quá lên rằng mình có thể ăn cả một con ngựa để nhấn mạnh vào sự đói của mình.
4. Biện pháp tu từ nhân hoá (personification)
Nhân hoá là biện pháp tu từ trong đó một sự vật hoặc con vật được mô tả bằng những đặc điểm, tính chất, hành động của con người. Phép tu từ này khiến sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với con người và trở nên gần gũi hơn với người đọc và người nghe, từ đó khiến họ dễ hình dung hơn.
Ví dụ: The vending machine swallowed my money and then refused to give me my coffee.
(Cái máy bán hàng tự động nuốt tiền của tôi nhưng lại từ chối đưa tôi cà phê.)
“Nuốt” và “từ chối” là những hành động của con người mà máy bán hàng tự động không thể làm được. Nhưng tác giả đã nói như thế để người nghe dễ hình dung hơn việc anh ấy đã đưa tiền vào cây bán hàng nhưng lại không nhận được cà phê mình cần.
5. Biện pháp tu từ hoán dụ (metonymy)
Hoán dụ là biện pháp tu từ được sử dụng trong đó một chủ thể được gọi bằng tên của một chủ thể khác có liên quan hay có nét tương đồng với nó nhằm khiến câu văn trở nên sinh động và sáng tạo.
Ví dụ: Okay lesson ends here. Class, remember to do review to prepare for the test in the next lesson.
(Được rồi tiết học kết thúc ở đây, cả lớp nhớ làm ôn tập lại để chuẩn bị cho bài kiểm tra vào tiết học sắp tới nhé).
Trong ví dụ trên, “class” (lớp học) là một vật thể, và nó không thể có hành vi của học sinh là làm bài tập về nhà được. Nhưng ở đây, class được giáo viên sử dụng để ám chỉ “những học sinh trong lớp” nhớ phải làm bài tập về nhà.
Tổng kết
Các biện pháp tu từ từ vựng trong tất cả các ngôn ngữ đều dùng để diễn đạt ý tưởng của người nói, người viết một cách sáng tạo và hấp dẫn hơn, đôi khi là tinh tế và ý tứ hơn. Các phép tu từ đã góp phần làm nên vẻ đẹp của một ngôn ngữ. Vì vậy, để hiểu được hàm ý của người nói, người viết, hãy cùng Pasal học thật kĩ về các biện pháp tu từ từ vựng trong tiếng Anh nhé. Pasal chúc các bạn thành công!