5 biện pháp tu từ tiếng Anh nhất định phải biết
Tổng hợp 5 biện pháp tu từ tiếng Anh phổ biến nhất
Biện pháp tu từ (figurative language) là cách diễn đạt khác với bình thường, nhằm mục đích gây ấn tượng, nhấn mạnh trong khi diễn đạt. Việc biết và hiểu rõ các biện pháp tu từ tiếng Anh là cần thiết để hiểu được ý nghĩa mà tác giả hướng đến và tránh những hiểu lầm không đáng có. Bài viết này Pasal sẽ làm rõ và giải thích cụ thể về các biện pháp tu từ tiếng Anh.
1. Biện pháp tu từ tiếng Anh so sánh (simile)
So sánh là là biện pháp tu từ tiếng Anh được dùng để đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc với nhau. Hai hay nhiều đối tượng được đề cập ở đây là hai hoặc nhiều đối tượng khác nhau, được đối chiếu với nhau bởi cách nói Việc này/Cái này giống như, như là Việc kia/Cái kia. Trong câu thường xuất hiện trong biện pháp tu từ so sánh là “like” hoặc “as”.
- Ví dụ 1: I really adore Rosie. She is as pretty as an angel. (Tôi thực sự rất ngưỡng mộ Rosie. Cô ấy đẹp như một thiên thần.)
Ở câu ví dụ trên, đối tượng so sánh thứ nhất là Rosie (người) còn đối tượng so sánh thứ hai là một thiên thần (không có thật). Hai đối tượng này tuy khác nhau nhưng được tác giả đối chiếu với nhau qua phép so sánh, thể hiện rõ qua từ “as” (như). Mục đích của tác giả là nhấn mạnh đặc điểm, tính cách của Rosie, đồng thời bổ sung ý nghĩa cho câu đứng trước nó (tại sao tôi lại yêu quý Rosie đến vậy).
- Ví dụ 2: You should ask my father what this word means. He is extremely like a walking dictionary! (Bạn nên hỏi bố tôi xem từ này có nghĩa là gì. Ông ấy như là một cuốn từ điển sống vậy!)
Trong ví dụ trên, đối tượng thứ nhất là “my father” (bố tôi) được so sánh với “a walking dictionary” (cuốn từ điển sống) là đối tượng thứ hai là thông qua từ “like” (như). Trong thực tế, bố tôi không phải là một đồ vật mà là con người. Tuy nhiên, phép so sánh này giúp tác giả truyền tải ngụ ý là: bố tôi là người rất giỏi và biết rất nhiều từ, nếu bạn hỏi ông ấy thì ông ấy chắc chắn sẽ giải thích được.
2. Biện pháp tu từ tiếng Anh ẩn dụ (metaphor)
Đây là biện pháp tu từ tiếng Anh thường được sử dụng để đối chiếu. Để nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ, sẽ có các động từ tobe sau thường được sử dụng “is”, “are”, “was”, “were”.
Ví dụ:
My boss refused to let me have Sunday off to go to my family re. His heart is a stone! (Người quản lý của tôi từ chối cho tôi nghỉ chủ nhật để đi gặp mặt gia đình. Ông ấy có một trái tim sắt đá!)
Trong ví dụ trên, tác giả đã sử dụng phép ẩn dụ để đối chiếu hai đối tượng là “his heart” (trái tim ông ấy) và “a stone” (hòn đá). Phép tu từ này dùng để là nhấn mạnh: người quản lý của tôi rất kiên quyết, ông ấy không thông cảm cho tôi và không cho phép tôi nghỉ làm. Trái tim không bao giờ có thể là hòn đá và hai đối tượng này khác nhau hoàn toàn. Nhưng để hiểu chính xác pháp ẩn dụ này, các bạn cần liên tưởng, nghĩ về một điểm tương đồng giữa hai đối tượng đó: hòn đá cứng (về mặt vật lý) còn (về mặt tính cách) người quản lý thì cứng rắn, không thể lay chuyển.
Tham khảo ngay:
- Khóa học Chuẩn hóa phát âm Anh – Mỹ Pronunciation Workshop
- Khóa học Phản xạ giao tiếp Effortless English
- Khóa học Giao tiếp tiếng Anh toàn diện Protalk Premium
3. Biện pháp tu từ tiếng Anh phóng đại
Biện pháp tu từ Nói quá (hay phóng đại) được sử dụng để nhấn mạnh, làm rõ nét và tạo điểm nhấn cho một sự vật, sự việc nào đó. Tuy nhiên việc nói quá chắc chắn không phải là nói lệch đi, nói dối về một sự việc nào đó mà chỉ nhằm đúng mục đích nhấn mạnh, gây chú ý về sự vật, sự việc đó.
Ví dụ:
If I have to type any more paper this week. My fingers will fall off! (Nếu tôi phải đánh máy thêm bất cứ một bài viết nào nữa vào tuần này, mấy ngón tay của tôi sẽ rời ra mất!)
Ở ví dụ trên, sự việc “đánh máy” đã được tác giả phóng đại nhiều so với thực tế vì không ai có thể đánh máy nhiều tới mức ngón tay sẽ gãy. Muốn hiểu chính xác ý người đọc/người viết thì người học cần nhớ mục đích của phép tu từ chính và nhấn mạnh và thể hiện cảm xúc, gây chú ý. Vì vậy, qua câu nói/viết trên thì ý của tác giả có thể hiểu như sau: tôi phải đánh máy nhiều văn bản trong tuần này rồi. Tôi rất chán và không có ý định đánh máy thêm nữa.
4. Biện pháp tu từ tiếng Anh nhân hóa
Biện pháp tu từ nhân hoá dùng để mô tả những đặc điểm tính chất của con người với sự vật, con vật nào đó. Khi sử dụng biện pháp này, các sự vật, sự việc được miêu tả sẽ trở nên dễ hình dung, sinh động và gần gũi hơn.
Ví dụ:
The vending machine absorbed my money and then declined to give me my milk tea. (Cái máy bán hàng tự động nuốt tiền của tôi nhưng lại từ chối đưa tôi trà sữa.)
Trong ví dụ trên, những động từ như “absorb” (nuốt) và “decline” (từ chối) thường dùng để mô tả những hoạt động của con người. “Vending machine” (máy bán hàng tự động) là một vật không cảm xúc, không thể tự tạo ra hoạt động nếu không có con người, nó không thể nuốt hay từ chối ai đó như con người. Tuy nhiên, ý của người nói/viết có thể được hiểu là máy bán hàng tự động mà không làm được trà sữa, hay nói cách khác, cái máy bán hàng đã bị hỏng, không còn hoạt động được nữa.
5. Biện pháp tu từ tiếng Anh hoán dụ
Biện pháp tu từ hoán dụ là được sử dụng để gọi tên một đối tượng bằng tên một đối tượng khác có liên quan hay có điểm giống nhau, tương đồng nào đó và cách mô tả này sẽ gợi hình, gợi cảm, sống động, gây hứng thú cho người nghe.
Ví dụ :
The hamburger in the next booth is waiting for his bill! (Cái bánh mỳ kẹp ở quầy tiếp theo đang chờ để trả tiền kìa!)
Trong ví dụ trên, đối tượng “the hamburger” (cái bánh mỳ kẹp) là một vật vô tri, vô giác, không thể tự thực hiện hành động như một con người được. Người học có thể hiểu rằng: người mà đã gọi cái bánh kẹp thịt đang chờ để được tính tiền.
Bài viết trên đã tổng hợp các biện pháp tu từ tiếng Anh thường xuất hiện nhiều nhất. Bạn học hãy theo tìm hiểu và vận dụng linh hoạt các biện pháp cho bài viết, bài nói trở nên đa dạng. Đừng quên theo dõi Pasal để cập nhật kiến thức tiếng Anh nhanh nhất nhé. Pasal chúc các bạn học tập thành công!