Tổng hợp tips và bài mẫu IELTS Writing task 1 từ thầy Simon Corcoran

Writing có lẽ là kỹ năng khiến nhiều người học lo lắng nhất và không biết nên bắt đầu học từ đâu, học như thế nào. Đặc biệt, IELTS Writing task 1 còn khiến người học hoang mang vì có quá nhiều số liệu và hình ảnh phức tạp trong khi thời gian làm bài chỉ là 20 phút. Trong bài viết này, hãy cùng Pasal tìm hiểu các tips và bài mẫu IELTS Writing task 1 từ thầy Simon Corcoran nha! 

Tổng quan về đề thi IELTS Writing task 1

1.1. Các tiêu chí chấm điểm IELTS Writing task 1

Các tiêu chí chấm điểm IELTS Writing task 1

Các tiêu chí chấm điểm IELTS Writing task 1

Bài thi IELTS Writing task 1 được chấm dựa trên 4 tiêu chí chính bao gồm:

Task Response (25%)

Đây là tiêu chí quan trọng để giám khảo biết được bạn đã hiểu đề bài và trả lời đúng hay chưa. Để đạt điểm cao, bạn cần đảm bảo trả lời đầy đủ tất cả phần của câu hỏi và liên kết chúng với yêu cầu của đề bài. Hơn nữa, để thuyết phục giám khảo, bạn cần cung cấp bằng chứng để minh chứng cho các luận điểm của mình.

Coherence and Cohesion (25%)

Tiêu chí này đánh giá tính mạch lạc và sự kết nối trong bài viết của bạn. Để làm điều này, hãy sắp xếp các ý theo từng đoạn riêng biệt và sử dụng các từ nối để tạo liên kết giữa chúng. “Coherence” đề cập đến cách bạn tổ chức thông tin trong bài viết, trong khi “Cohesion” đề cập đến cách các ý liên kết với nhau. Để đạt điểm cao, hãy tổ chức các ý một cách logic, mạch lạc và liên kết chúng với nhau.

Lexical Resource (25%)

Tiêu chí này đánh giá cách sử dụng từ vựng của bạn trong bài viết. Điểm này được chia thành các tiêu chí con như sau:

  • Range of vocabulary: Đòi hỏi bạn sử dụng một loạt từ vựng phong phú, chính xác và liên quan đến chủ đề của đề bài. Hãy biết cách sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa để biểu đạt ý tưởng một cách đa dạng.

  • Spelling: Để tránh sai sót chính tả, hãy kiểm tra bài viết cẩn thận. Một lỗi nhỏ về chính tả cũng có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn.

Grammatical Range and Accuracy (25%)

Tiêu chí này đánh giá khả năng sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp của các thí sinh. Hãy chú ý đến sự đa dạng trong cấu trúc ngữ pháp và cân nhắc việc sử dụng các cấu trúc phức tạp như câu đảo ngữ. “Grammatical Accuracy” đo lường sự chính xác trong cấu trúc ngữ pháp. Hãy tránh các lỗi ngữ pháp và sử dụng cấu trúc ngữ pháp chính xác để giữ điểm số của bạn cao.

1.2. Các dạng biểu đồ thường gặp trong IELTS Writing task 1

Các dạng biểu đồ thường gặp trong IELTS Writing task 1

Các dạng biểu đồ thường gặp trong IELTS Writing task 1

Đề thi IELTS Writing task 1 có 6 dạng biểu đồ thường gặp bao gồm:

  • Biểu đồ đường (Line chart)

  • Biểu đồ cột (Bar chart)

  • Biểu đồ tròn (Pie chart)

  • Bảng số liệu (Table)

  • Quy trình (Process)

  • Bản đồ (Maps)

  • Ngoài ra còn có biểu đồ dạng kết hợp (Mixed chart)

Xem thêm bài viết: 5 lỗi nghiêm trọng dễ sai nhất trong IELTS Writing Task 1

Dưới đây là tips làm bài và bài viết mẫu cho từng dạng biểu đồ từ thầy Simon Corcoran, cùng Pasal khám phá ngay nhé!

Tips làm bài và bài mẫu IELTS Writing task 1 từ thầy Simon Corcoran

2.1. Bài làm mẫu Biểu đồ đường – Line Graph

Một số lưu ý khi làm bài IELTS Writing task 1 dạng Line Graph từ thầy Simon:

  • Đối với đoạn mô tả chung, hãy nhìn vào “bức tranh toàn cảnh” – những thay đổi nào đã xảy ra từ đầu đến cuối chu kỳ. Có xu hướng nào mà tất cả các đường đều tuân theo không (ví dụ: cùng tăng hoặc cùng giảm)?

  • Không cần đưa ra con số cụ thể trong đoạn mô tả chung, chỉ đề cập đến những ý tổng quát như ‘thay đổi tổng thể’, ‘cao nhất’ và ‘thấp nhất’ mà không cần đưa ra con số cụ thể.

  • Không bao giờ mô tả từng đường một cách riêng biệt, giám khảo muốn xem sự so sánh giữa các đường.

  • Nếu biểu đồ hiển thị nhiều năm, bạn cần phải đề cập đến tất cả. Những năm quan trọng cần được mô tả là năm đầu tiên và năm cuối cùng và những năm ‘đặc biệt’ (ví dụ: cao điểm hoặc tăng/giảm đáng kể).

  • Bắt đầu mô tả chi tiết (đoạn 3) bằng cách so sánh các đường của năm đầu tiên được hiển thị trên biểu đồ (ví dụ: năm 1990, số lượng…).

  • Sử dụng thì quá khứ đơn (increased, decreased) cho những năm trước, và ‘will’ hoặc ‘is expected/predicted to’ cho những năm trong tương lai.

  • Không sử dụng thì bị động (ví dụ: the number was increased), thì tiếp diễn (ví dụ: the number was increasing) hoặc thì hoàn thành (ví dụ: the number has increased).

Bài làm mẫu dạng Line Graph từ thầy Simon Corcoran:

Bài mẫu dạng Line Graph

The chart gives information about UK immigration, emigration, and net migration between 1999 and 2008.

Both immigration and emigration rates rose over the period shown, but the figures for immigration were significantly higher. Net migration peaked in 2004 and 2007.

In 1999, over 450,000 people came to live in the UK, while the number of people who emigrated stood at just under 300,000. The figure for net migration was around 160,000, and it remained at a similar level until 2003. From 1999 to 2004, the immigration rate rose by nearly 150,000 people, but there was a much smaller rise in emigration. Net migration peaked at almost 250,000 people in 2004.

After 2004, the rate of immigration remained high, but the number of people emigrating fluctuated. Emigration fell suddenly in 2007, before peaking at about 420,000 people in 2008. As a result, the net migration figure rose to around 240,000 in 2007 but fell back to approximately 160,000 in 2008.

2.2. Bài làm mẫu Biểu đồ cột – Bar Chart

Bài làm dạng Bar Chart mẫu từ thầy Simon Corcoran:

Bài mẫu dạng Bar Chart từ thầy Simon

The bar chart compares the cost of an average house in five major cities over a period of 13 years from 1989.

We can see that house prices fell overall between 1990 and 1995, but most of the cities saw rising prices between 1996 and 2002. London experienced by far the most remarkable changes in house prices over the 13-year period.

Over the 5 years after 1989, the cost of average homes in Tokyo and London dropped by around 7%, while New York house prices went down by 5%. By contrast, prices rose by approximately 2% in both Madrid and Frankfurt.

Between 1996 and 2002, London house prices jumped to around 12% above the 1989 average. Homebuyers in New York also had to pay significantly more, with prices rising to 5% above the 1989 average, however homes in Tokyo remained cheaper than they were in 1989.
The cost of an average home in Madrid rose by a further 2%, while prices in Frankfurt remained stable.

2.3. Bài làm mẫu Bảng số liệu – Table

Một số lưu ý khi bài IELTS Writing task 1 dạng Table từ thầy Simon Corcoran: 

  • Trước khi bạn bắt đầu viết, hãy đánh dấu các “KEY NUMBERS”: Số lớn nhất/nhỏ nhất trong mỗi hàng, cột. Nếu bảng hiển thị năm, hãy tìm sự thay đổi lớn nhất về số trong khoảng thời gian.

  • Đối với đoạn SUMMARY, hãy cố gắng so sánh toàn bộ danh mục (cột hoặc hàng) thay vì các ‘ô’ riêng lẻ trong bảng. Nếu bạn không thể so sánh toàn bộ danh mục, hãy so sánh số lớn nhất và số nhỏ nhất.

  • Trong hai đoạn văn chi tiết, đừng bao giờ mô tả riêng từng danh mục (cột hoặc hàng) mà hãy so sánh. Cố gắng sắp xếp các số bạn đã đánh dấu thành 2 nhóm – một nhóm cho mỗi đoạn.

Bài làm mẫu dạng Table từ thầy Simon Corcoran:

Bài mẫu dạng Table từ thầy Simon

The table shows data about the underground rail networks in six major cities.

The table compares the six networks in terms of their age, size and the number of people who use them each year. It is clear that the three oldest underground systems are larger and serve significantly more passengers than the newer systems.

The London underground is the oldest system, having opened in 1863. It is also the largest system, with 394 kilometres of route. The second largest system, in Paris, is only about half the size of the London underground, with 199 kilometres of route. However, it serves more people per year. While only third in terms of size, the Tokyo system is easily the most used, with 1927 million passengers per year.

Of the three newer networks, the Washington DC underground is the most extensive, with 126 kilometres of route, compared to only 11 kilometres and 28 kilometres for the Kyoto and Los Angeles systems. The Los Angeles network is the newest, having opened in 2001, while the Kyoto network is the smallest and serves only 45 million passengers per year.

2.4. Bài làm mẫu Biểu đồ tròn – Pie Chart

Bài làm mẫu dạng Pie Chart từ thầy Simon Corcoran:

Bài làm mẫu dạng Pie Chart

The pie charts compare the amount of electricity produced using five different sources of fuel in two countries over two separate years.

Total electricity production increased dramatically from 1980 to 2000 in both Australia and France. While the totals for both countries were similar, there were big differences in the fuel sources used.

Coal was used to produce 50 of the total 100 units of electricity in Australia in 1980, rising to 130 out of 170 units in 2000. By contrast, nuclear power became the most important fuel source in France in 2000, producing almost 75% of the country’s electricity.

Australia depended on hydropower for just under 25% of its electricity in both years, but the amount of electricity produced using this type of power fell from 5 to only 2 units in France. Oil, on the other hand, remained a relatively important fuel source in France, but its use declined in Australia. Both countries relied on natural gas for electricity production significantly more in 1980 than in 2000.

2.5. Bài làm mẫu dạng bản đồ – Maps

Bài làm mẫu dạng Maps từ thầy Simon Corcoran:

Bài mẫu dạng Maps từ thầy Simon

The map shows the growth of a village called Chorleywood between 1868 and 1994.

It is clear that the village grew as the transport infrastructure was improved. Four periods of development are shown on the map, and each of the populated areas is near the main roads, the railway, or the motorway. 

From 1868 to 1883, Chorleywood covered a small area next to one of the main roads. Chorleywood Park and Golf Course is now located next to this original village area. The village grew along the main road to the south between 1883 and 1922, and in 1909 a railway line was built crossing this area from west to east. Chorleywood station is in this part of the village.

The expansion of Chorleywood continued to the east and west alongside the railway line until 1970. At that time, a motorway was built to the east of the village, and from 1970 to 1994, further development of the village took place around motorway intersections with the railway and one of the main roads.

2.6. Bài làm mẫu dạng quy trình – Process

Những lưu ý khi làm IELTS Writing task 1 dạng Process từ thầy Simon Corcoran:

  • Đối với phần Summary, trước tiên hãy chỉ ra có bao nhiêu bước trong quy trình. Sau đó cho biết quá trình bắt đầu và kết thúc ở đâu/như thế nào (xem giai đoạn đầu tiên và giai đoạn cuối).

  • Trong đoạn 3 và 4, hãy mô tả từng bước quy trình. Bao gồm các bước đầu tiên và cuối cùng mà bạn đã đề cập trong phần tóm tắt, nhưng hãy cố gắng mô tả chúng chi tiết hơn hoặc theo một cách khác.

  • Hãy đề cập đến mọi giai đoạn trong quy trình.

  • Thông thường nên sử dụng thể bị động, ví dụ: “At the final stage, the product is delivered to shops” (vì không cần biết ai giao sản phẩm).

Bài làm mẫu dạng Process từ thầy Simon Corcoran:

Bài mẫu dạng Process từ thầy Simon

The picture illustrates the way in which water passes from ocean to air to land during the natural process known as the water cycle.

Three main stages are shown on the diagram. Ocean water evaporates, falls as rain, and eventually runs back into the oceans again. 

Beginning at the evaporation stage, we can see that 80% of water vapor in the air comes from the oceans. The heat from the sun causes water to evaporate, and water vapor condenses to form clouds. In the second stage, labelled ‘precipitation’ on the diagram, water falls as rain or snow.

At the third stage in the cycle, rainwater may take various paths. Some of it may fall into lakes or return to the oceans via ‘surface runoff’. Otherwise, rainwater may filter through the ground, reaching the impervious layer of the earth. Saltwater intrusion is shown to take place just before groundwater passes into the oceans to complete the cycle.

 

Xem thêm các bài mẫu IELTS Writing task 1 band 8+ của Cựu giám khảo Simon Corcoran tại đây: 

Lời kết:

Bài viết trên đây đã trình bày rất chi tiết những thông tin quan trọng về IELTS Writing task 1 và các tips cũng như bài mẫu của thầy Simon. Pasal hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hay ho về cách làm bài IELTS Writing task 1. Ngoài ra, nếu bạn có mục tiêu chinh phục IELTS nhưng chưa biết trình độ hiện tại của mình ở đâu thì có thể làm bài test IELTS miễn phí tại Pasal ngay nhé:

Trang web test IELTS

Bạn muốn học thêm về nội dung nào?

Đặt lịch test trình độ và học trải nghiệm miễn phí với Giáo viên tại Pasal, Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Back to Top