TIPS GIÚP BẠN NÂNG ĐIỂM SPEAKING – LỜI KHUYÊN ĐẾN TỪ CỰU GIÁM KHẢO IELTS
Muốn thi IELTS mà Speaking lại là rào cản lớn nhất, phải làm sao đây? Trong bài viết này, Pasal IELTS sẽ chia sẻ bí quyết từ thầy Simon – cựu giám khảo kì thi IELTS, sẽ giúp bạn cải thiện khả năng Speaking nhanh chóng và hiệu quả, chinh phục giám khảo và đạt điểm cao trong bài thi
I. SPEAKING PART 1 – GIỚI THIỆU VÀ PHỎNG VẤN
Tổng quan
Trong phần thi này, giám khảo sẽ giới thiệu và sẽ yêu cầu các bạn giới thiệu mình và xác nhận danh tính. Sau đó, giám khảo sẽ hỏi về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống gia đình, bạn bè, việc làm, sở thích,…
Vì là phần thi đầu tiên và cũng khá đơn giản, nên hãy làm thật tốt để tạo ấn tượng nhé. Bạn có khoảng 4 – 5 phút cho phần thi này
Tips làm bài Speaking Part 1
Để chuẩn bị thật tốt cho bài thi này, hãy lập cho mình một danh sách các câu hỏi thường gặp: Study, Work, Hometown/ Living place, Home/ Accommodation, Family, Friends, Clothes… Thực hành xem qua danh sách đầy đủ, trả lời một câu đơn giản cho mỗi câu hỏi. Ghi m lại câu trả lời của bản thân và nghe lại. Cố gắng trả lời mà không ngập ngừng để thể hiện sự trôi chảy. Nếu bạn lặp lại quá trình này hàng ngày, bạn sẽ thấy những cải thiện đáng kể đấy
Lưu ý khi làm bài Speaking Part 1
Trong phần 1 của bài thi nói, bạn cần trả lời ngắn gọn, trực tiếp. Khi bạn đã đưa ra câu trả lời của mình, bạn nên dừng lại và đợi câu hỏi tiếp theo.
Vấn đề là nhiều ứng viên tiếp tục nói, ngay cả khi họ đã đưa ra một câu trả lời tốt. Đôi khi đó là vì họ cảm thấy lo lắng khi để lại một khoảnh khắc im lặng. Khi họ tiếp tục nói, họ bắt đầu do dự và lặp lại chính mình, khiến câu trả lời nghe ngày càng tệ hơn. Lúc này, giám khảo phải ngắt lời thí sinh để chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
Giải pháp: dừng lại và mỉm cười! Khi bạn đã trả lời câu hỏi, hãy dừng lại một cách tự tin và mỉm cười với giám khảo để thể hiện rằng bạn đã sẵn sàng cho câu hỏi tiếp theo. Nếu bạn có thể làm được điều này, phần 1 của bài thi nói sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
II. SPEAKING PART 2 – ĐỘC THOẠI
Tổng quan
Trong phần thi này, Thí sinh được trao một mẩu giấy và cây bút và yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể trong vòng tối đa 2 phút. Trước khi nói các bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị trước, sau đó giám khảo sẽ hỏi thêm 1 số câu hỏi về chủ đề này và kết thúc chuyển sang Part 3.
Tips làm bài Speaking Part 2
Trong khi luyện tập, hãy chuẩn bị các câu trả lời mẫu cho các chủ đề thường gặp. Lúc này, hãy nhờ giáo viên hoặc người nói tiếng Anh bản ngữ giúp bạn cải thiện mô tả của mình, bằng cách sửa lỗi và bổ sung các ý tưởng từ vựng tốt hơn. Thực hành luyện tập những câu trả lời đó cho đến khi bạn có thể tự tin nói mà không cần đọc bản mẫu.
Ghi lại bản thân, phân tích hiệu suất của bạn và tiếp tục luyện tập và hoàn thiện cho đến khi bạn thực sự thành thạo chủ đề này. Sau đó, chuyển sang các chủ đề khác ít phổ biến hơn và cố gắng làm như vậy.
1 số chủ đề thường gặp trong Speaking Part 2
- Describe a person (family member, famous person…)
- Describe a place (city, holiday…)
- Describe an object (something you use, a gift…)
- Describe an event (festival, celebration…)
- Describe an activity (hobby, game, sport…)
- Describe your favourite (book, film, website…)
III. SPEAKING PART 3 – THẢO LUẬN
Tổng quan
Bạn sẽ được hỏi thêm một số câu hỏi có thể liên quan đến chủ đề phần 2. Lúc này Bạn cần phải thảo luận nhiều hơn với giám khảo để có thể gây ấn tượng tốt. Bạn có 4-5 phút cho bài thi này
Tips làm bài Speaking Part 3
Lập cho mình một danh sách các câu hỏi phần 3. Ghi âm lại, phân tích câu trả lời của bạn và lặp lại quy trình. Đừng chuyển sang bất kỳ câu hỏi mới nào cho đến khi bạn cảm thấy rằng mình đã ‘làm chủ’ danh sách ban đầu của mình.
Hãy áp dụng 4 bước này để xây dựng 1 câu trả lời cho Speaking Part 3
- Trả lời câu hỏi trực tiếp
- Giải thích vì sao
- Cho một ví dụ
- Giải thích sự thay thế / ngược lại
Ví dụ:
Do you think that it’s better to have clear aims for the future, or is it best to take each day as it comes?
(Answer) I think it’s best to have a good idea of what you want to do with your life, especially in terms of studies and career.
(Why) Having aims allows you to plan what you need to do today and tomorrow in order to achieve longer-term objectives.
(Example) For example, if you want to become a doctor, you need to choose the right subjects at school, get the right exam results, and work hard at university.
(Opposite) Without a clear aim, it would be impossible to take the necessary steps towards a career in medicine, or any other profession.
IV. Lời khuyên về ngữ pháp và từ vựng
Thật khó để nghĩ về ngữ pháp khi bạn đang cố gắng nói. Phải làm sao đây?
Lời khuyên
- Ngữ pháp chỉ chiếm 25% điểm nói của bạn.
- Nếu bạn đang suy nghĩ quá nhiều về ngữ pháp, bạn sẽ mất khả năng nói trôi chảy.
- Nếu bạn cố gắng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đã ghi nhớ, bài nói của bạn sẽ không được ‘tự nhiên’.
- Bạn sẽ không tránh khỏi những lỗi ngữ pháp nhỏ trừ khi bạn đã sống ở một quốc gia nói tiếng Anh trong nhiều năm.
Do đó, lúc luyện tập hãy thật chăm chỉ và cẩn thận. Lúc đi thi thì cứ thoải mái, là chính bạn và chinh phục giám khảo nhé. Chúc bạn thành công