Lộ trình học IELTS từ 0 đến 6.5 cho học sinh xét tuyển đại học
Ngày nay, tấm bằng IELTS ngày càng đóng vai trò quan trọng với các bạn học sinh. Bởi rất nhiều trường Đại học đã có phương án xét tuyển kết hợp dành cho các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, trong đó có IELTS. Chính vì vậy, nếu các bạn học sinh chuẩn bị cho mình một hành trang tiếng Anh vững chắc thì sẽ rất có lợi cho kỳ thi xét tuyển Đại học. Hãy cùng Pasal tìm hiểu chi tiết về lộ trình học IELTS từ 0 đến 6.5 dành cho học sinh xét tuyển đại học nhé!
Có nên luyện thi IELTS sớm cho học sinh cấp 2, cấp 3?
Việc học tiếng Anh theo hướng luyện thi IELTS là một lựa chọn đúng đắn bởi ở thời điểm này, các em đã có đủ khả năng để tiếp thu và xử lý các kiến thức phức tạp hơn, việc tiếp cận với ngôn ngữ cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều so với người trưởng thành.
Không những vậy, việc học tiếng Anh và làm quen với IELTS từ sớm mang lại rất nhiều lợi ích cho các bạn học sinh cấp 2, học sinh cấp 3:
- Giúp các em thể hiện tư duy tốt hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và thể hiện quan điểm cá nhân.
- Mở rộng sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn hoá, môi trường, giải trí, công nghệ…
- Có khả năng tiếng Anh tốt, giúp các bạn điểm số cao ở trên lớp.
- Săn học bổng và du học ở nước ngoài.
- Dễ dàng đỗ vào các trường chuyên, trường Đại học top đầu.
Vì sao nên học IELTS từ sớm?
Nhìn chung, việc các em bắt đầu học ngoại ngữ và luyện thi IELTS từ sớm là một lợi thế rất lớn trong quá trình học tập, phát triển và mở ra nhiều cơ hội tốt trong tương lai.
Độ tuổi phù hợp cho học sinh bắt đầu luyện thi IELTS
Thực tế thì, độ tuổi từ 10-15 được coi là khoảng thời gian vàng để học tiếng Anh. Ở độ tuổi này, các em đang có nhiều tò mò và bắt đầu tìm hiểu rộng hơn về thế giới, là giai đoạn rất tốt cho việc học và tiếp thu kiến thức mới.
Theo các chuyên gia, bắt đầu làm quen với IELTS từ khi cấp 1 là quá sớm, vì lúc này các em mới chỉ có khả năng tiếp thu những kiến thức cơ bản và tổng hợp để phát triển tư duy ở các môn học trên trường lớp.
Khi bước vào cấp 2, học sinh sẽ được tiếp cận với những kiến thức nâng cao hơn và có thể đối mặt với nhiều thử thách học tập mới. Do đó, để giúp con rèn luyện tư duy và phát triển toàn diện bốn kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) từ sớm, cha mẹ nên khuyến khích con làm quen và học IELTS từ năm lớp 7, 8.
Lộ trình học IELTS từ 0 đến 6.5 cho học sinh xét tuyển đại học
3.1. Giai đoạn 1: Từ 0 đến 3.0 (3 tháng) – Xây dựng nền tảng phát âm và phản xạ nghe nói
Ở giai đoạn bắt đầu làm quen với IELTS, các kỹ năng về phát âm, phản xạ tiếng Anh và giao tiếp cơ bản là phù hợp với các em.
Về phát âm, các em nên tập trung vào học và rèn luyện cách phát âm đúng của 43 âm trong bảng phiên âm IPA chuẩn Anh-Mỹ. Việc phát âm đúng, chuẩn sẽ góp phần rất lớn giúp các em nâng cao kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của mình trong tương lai.
Sau khi đã nắm vững cách phát âm, bước tiếp theo chính là rèn luyện khả năng phản xạ với tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.
Khi tham gia vào lộ trình học tại Pasal, các em sẽ được học tập và cải thiện 2 kỹ năng trên theo 2 phương học đến từ các chuyên gia hàng đầu thế giới:
- Khóa học Pronunciation Workshop của chuyên gia Paul Gruber, trong thời gian chỉ từ 1 – 1.5 tháng sẽ giúp học viên chuẩn hóa ngữ âm tiếng Anh, phát âm chuẩn theo bảng IPA 43 âm & kỹ thuật phát âm nâng cao như trọng âm, nối âm, âm cuối.
- Luyện nghe và phản xạ giao tiếp tiếng Anh trôi chảy với phương pháp Effortless English từ Tiến sĩ AJ Hoge, trong thời gian khoảng 2 tháng, giúp học viên nói tiếng Anh bằng sự phản xạ tự nhiên nhất, ngữ âm đúng điệu như người bản ngữ xuất hiện cùng ngôn ngữ hình thể.
Khoá học xây dựng nền tảng pháp âm và phản xạ giao tiếp
Vậy là sau khoảng 3 tháng, các em không chỉ có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với kỹ năng nghe, nói tốt mà còn được mở rộng vốn từ vựng, biết về các cấu trúc thông qua các câu chuyện và các chủ đề một cách tự nhiên nhất.
Mời các bạn xem thêm:
- Chuỗi video học phát âm cùng chuyên gia Paul Gruber
- Học phản xạ với phương pháp Effortless English cùng Tiến sĩ AJ Hoge
3.2. Giai đoạn 2: Từ 3.5 đến 4.5 (3 tháng) – Làm chủ ngữ pháp và từ vựng
Ở giai đoạn tiếp theo, các em sẽ dành thời gian để xây dựng cho mình nền tảng ngữ pháp vững chắc và mở rộng thêm vốn từ vựng ở đa dạng các chủ đề.
Về ngữ pháp, người học cần làm chủ các chủ điểm ngữ pháp trọng điểm trong IELTS bao gồm:
- 12 thì trong tiếng Anh, đặc biệt là các thì thông dụng như: Quá khứ đơn, Hiện tại đơn, Hiện tại hoàn thành, Tương lai đơn…
- Các từ loại phổ biến như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ và cách sử dụng từ trong câu.
- Vai trò và cách dùng của chủ ngữ, tân ngữ, trạng ngữ trong câu.
- Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.
- Các loại câu: câu điều kiện, câu trực tiếp – gián tiếp, câu chủ động – bị động, câu điều ước,…
- Các kiểu câu đơn, câu ghép và các cấu trúc như: Not only…but also, both…and, neither…nor/either…or…
- Mệnh đề quan hệ (Who/Whom/Which/That) và mệnh đề trạng ngữ (When/Where)
Về từ vựng, các em nên học theo các chủ đề quan trọng bao gồm: Work and Study, Education, Health, Technology, Entertainment, Environments, Art, History, Social Issues…
Tại Pasal, các bạn học viên sẽ được học từ vựng theo phương pháp Active Use & Repetition: học các từ vựng được highlight trong bài Đọc/Nghe, sau đó sẽ tự tra ý nghĩa, take note vào vở, tiếp theo đó là sử dụng chính những từ vựng đó trong bài Nói hay bài Viết của mình (đây chính là active use). Các chủ đề được lặp lại nhiều lần trong các unit khác nhau, giúp các bạn học viên được ôn lại và nhớ lâu hơn (đây chính là Repetition).
Đăng ký nhận tư vấn chi tiết về phương pháp và lộ trình học IELTS tại đây!
3.3. Giai đoạn 3: Từ 4.5 đến 5.5 (3-4 tháng) – Làm quen với các dạng bài trong IELTS
Sau khi đã có nền tảng ngữ pháp tốt, vốn từ vựng vừa đủ, khả năng phát âm và phản xạ tốt, các em sẽ bắt đầu làm quen với các dạng bài của từng kỹ năng trong IELTS.
Cấu trúc đề thi IELTS 4 kỹ năng
Bài thi IELTS bao gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc Viết với cấu trúc đề từng kỹ năng như sau:
- Kỹ năng Nghe (Listening): Phần thi nghe sẽ kéo dài trong 30 phút với 40 câu hỏi chia đều cho 4 section nghe. Các dạng bài của Listening gồm có Multiple choice, Matching, Form completion, Note completion, Sentence completion…
- Kỹ năng Đọc (Reading): Phần thi Đọc trong kỳ thi IELTS có thời lượng là 60 phút và bao gồm 40 câu hỏi với 3 bài đọc. Thí sinh cần phải nắm bắt ý chính, ghi nhớ chi tiết, đọc lướt, nhận ra các lập luận chặt chẽ, quan điểm, thái độ và mục đích của tác giả để vượt qua các câu hỏi đọc.
- Kỹ năng Viết (Writing): Phần thi viết trong kỳ thi IELTS Academic được chia thành 2 Task. Task 1 yêu cầu thí sinh viết một báo cáo về một biểu đồ hoặc một đồ thị trong khoảng từ 150 đến 200 từ. Trong khi đó, Task 2 yêu cầu thí sinh viết một bài luận dài khoảng 250 đến 300 từ để trả lời một câu hỏi hoặc đề bài cho trước. Thời gian làm bài cho cả 2 Task là 60 phút.
- Kỹ năng Nói (Speaking): Phần thi Speaking trong kỳ thi IELTS bao gồm 3 phần chính. Part 1 có thời lượng là 4-5 phút, trong đó thí sinh trả lời các câu hỏi cơ bản về bản thân, gia đình, sở thích, công việc hoặc các chủ đề thông thường khác. Part 2 kéo dài 1-2 phút, thí sinh sẽ phải trả lời một chủ đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày, kinh nghiệm cá nhân, sự kiện quan trọng… Part 3 kéo dài khoảng 4-5 phút và yêu cầu thí sinh trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề của phần 2.
Các em có thể bắt đầu với Listening và Reading trước, bởi đây là 2 kỹ năng dễ học hơn với với 2 kỹ năng còn lại. Bên cạnh đó, việc nghe tốt cũng giúp các em nói tốt hơn và khi đọc nhiều, các em cũng sẽ có nhiều ý tưởng hơn cho bài viết. Mục tiêu band điểm cho mỗi kỹ năng là khoảng 5.0-5.5.
3.4. Giai đoạn 4: Từ 5.5 đến 6.5 (3-4 tháng) – Nâng cao kỹ năng làm các dạng bài trong IELTS
Để đạt được điểm số 6.5+, các bạn cần rèn luyện nhiều hơn nữa để nâng cao các kỹ năng làm bài trong IELTS. Ở giai đoạn này, các bạn cần làm nhiều bài tập nâng cao hơn, đòi hỏi kỹ năng tiếng Anh tốt hơn.
- Đối với Reading: Bên cạnh việc thành thạo các kỹ năng cơ bản như scanning và skimming, các bạn cần luyện cho mình khả năng đọc hiểu chi tiết, hiểu sâu để tránh những “cú lừa” khi làm bài. Cùng với đó là sự thành thục các dạng bài khó trong Reading như Matching Heading, True/False/Not Given…
- Đối với Listening: Hãy nghe nhiều hơn các nguồn nghe học thuật như TED Talks, TED-ed, các kênh tin tức nổi tiếng như BBC, CNN… Song song với đó là tập trung vào làm các dạng bài của Listening để nâng cao kỹ năng xử lý đề thi.
- Đối với Writing: Các bạn cần nắm vững bố cục viết bài của cả task 1 và task 2, và thực hành viết một bài viết hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, hãy đọc thật nhiều các bài viết mẫu uy tín để có thêm nhiều ý tưởng để triển khai.
- Đối với Speaking: Các bạn cần nắm rõ các cách để trả lời từng dạng câu hỏi trong Speaking, ví dụ như phương pháp I.E.E (Idea – Explain – Example) giúp câu trả lời của bạn logic và đủ ý hơn.
Bước cuối cùng chính là luyện đề. Khi làm đề, các em cũng cần lưu ý làm một cách nghiêm túc như khi đi thi thật để quen với áp lực trong phòng thi. Sau khi làm xong, hãy kiểm tra lại với phần đáp án thật kỹ để xem mình đang sai ở đâu để điều chỉnh lại trong những bài tiếp theo. Như vậy, kỹ năng làm bài của các bạn sẽ tốt dần lên và chắc chắn sẽ đạt được điểm số như kỳ vọng.
Những lưu ý cần nhớ khi luyện thi IELTS cho học sinh
Nếu bạn vẫn còn là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường và đang chuẩn bị cho kỳ thi IELTS thì đây sẽ là những lời khuyên dành cho bạn:
4.1. Xây dựng cho mình một lộ trình chi tiết và rõ ràng
Trong cuộc sống cũng vậy, khi làm bất kỳ điều gì chúng ta đều cần có kế hoạch, và tất nhiên IELTS là không ngoại lệ. Việc xây dựng một lộ trình phù hợp sẽ giúp các bạn biết mình cần phải làm gì, học những phần nào, biết mình đang ở đâu và nên đi tiếp như thế nào.
Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo ngay lộ trình học IELTS từ 0 đến 6.5 tại Pasal dưới đây nhé:
Lộ trình chinh phục IELTS từ 0 lên 7.0+ tại Pasal
Khóa học IELTS tại Pasal CAM KẾT ĐẦU RA với phương pháp độc quyền từ chuyên gia hàng đầu về IELTS – Simon Corcoran. Nếu các bạn đang tìm kiếm một khoá học IELTS chất lượng thì đừng ngần ngại đăng ký tư vấn chi tiết lộ trình tại đây!
4.2. Đừng chỉ nên tập trung vào từ vựng và ngữ pháp khó
Việc phải dùng thật nhiều từ vựng và ngữ pháp “khủng” để đạt điểm cao trong IELTS Speaking và Writing là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế, khi giám khảo chấm điểm bài thi, họ sẽ xem xét tổng thể bài Viết/Nói chứ không chỉ tập trung vào các chi tiết nhỏ.
Điều này có nghĩa là, nếu sử dụng quá nhiều từ vựng và ngữ pháp mà thiếu tính logic và tính liên kết trong lập luận, hay không rõ ràng, giám khảo sẽ không đánh giá cao. Ngược lại, nếu bài viết cân bằng về từ vựng, ngữ pháp và có lập luận tốt, giám khảo có thể sẽ cho điểm của bạn cao hơn đó!
4.3. Không có một bí quyết nào giúp bạn giỏi ngay lập tức!
Đúng vậy, thầy Simon Corcoran – Cựu giám khảo của kỳ thi IELTS, Chuyên gia luyện thi IELTS hàng đầu đã chia sẻ rằng, bạn cần luyện tập chăm chỉ và có sự tích lũy dần dần thì mới nhìn thấy được sự tiến bộ của bản thân. Không có một bí kíp tuyệt đỉnh nào đó có thể giúp các bạn giỏi lên chỉ sau một bài ngày hay một vài tuần. Hãy thật kiên trì và nỗ lực nhé, thành công sẽ mỉm cười với bạn!
Lời kết
Bài viết trên đây đã trình bày chi tiết về lộ trình học IELTS từ 0 đến 6.5 dành cho các bạn học sinh muốn xét tuyển Đại học. Pasal hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho các bạn học sinh. Chúc các em học tập thật tốt và đạt được mục tiêu của mình nhé!