Hướng dẫn tự học IELTS Speaking từ A-Z cho người mới bắt đầu
Kĩ năng Speaking trong bài thi IELTS luôn là phần khó nhằn với các thí sinh mới bắt đầu và đang luyện thi IELTS. Do đó hôm nay Pasal sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về phần thi IELTS Speaking và lộ trình tự học IELTS hiệu quả để bạn có thể đạt được điểm thi cao nhất.
Những lưu ý trước khi tự học IELTS
- Tiếng Anh là ngôn ngữ của rất nhiều quốc gia, nó chứa đựng cả văn hóa, nghệ thuật của một dân tộc. Do đó, mục tiêu của chính của kỳ thi IELTS là: “Sử dụng tiếng Anh như người bản ngữ”. Vậy nên trong quá trình học, thay vì tìm cách hiểu nghĩa từng từ một, bạn nên chú trọng vào cách họ sử dụng các cấu trúc, từ ngữ và thể hiện ý tưởng của mình.
-
Học một cách kiên nhẫn. Giỏi IELTS không phải là chuyện ngày một ngày hai. Bạn nên đọc kỹ, lưu lại bài viết này trên máy tính hoặc tải bản PDF về điện thoại/laptop để có thể giở ra đọc lại và theo dõi xuyên suốt quá trình học của mình.
-
Không nên học theo nhiều phương pháp/hướng dẫn cùng một lúc. Hiện nay trên mạng có rất nhiều lộ trình tự học khác nhau do nhiều giáo viên hoặc các thí sinh từng đạt điểm IELTS chia sẻ. Mỗi lộ trình có một ưu điểm riêng và có thể phù hợp với tính cách, cách học của từng người, bạn có thể tham khảo trước khi bắt tay vào việc học IELTS. Tuy nhiên, một khi đã lựa chọn lộ trình cho mình thì bạn nên “chung thuỷ” theo nó để tránh bị hỗn loạn giữa các phương pháp khác nhau, cũng như tránh bị chồng chéo lượng kiến thức.
-
Tập trung vào mục tiêu điểm IELTS của bạn. Khi bắt đầu học IELTS, bạn sẽ cảm thấy khá nản chí vì đây là lúc một khối lượng kiến thức và thông tin khổng lồ “ập” đến, dễ dàng khiến bạn choáng váng và mất phương hướng. Đừng lo lắng nhé, bởi ngay cả những cao thủ 7.0, 8.0 IELTS cũng đã từng trải qua thời gian này giống như bạn. Tất cả những gì bạn cần để vượt qua cảm giác choáng ngợp này là tập trung vào lộ trình học của mình và tuân theo kế hoạch một cách chặt chẽ.
Tiêu chí chấm điểm bài thi IELTS Speaking
4 tiêu chí đánh giá trong bài thi IELTS Speaking
-
Độ trôi chảy và mạch lạc
Đây là tiêu chí đánh giá khả năng nói liên tục trong khoảng thời gian dài, khả năng câu trả lời với độ dài phù hợp và đúng trọng tâm câu hỏi, có mở rộng và phát triển bằng cách giải thích hoặc có ví dụ minh họa tích hợp, giúp người nghe dễ hiểu. Trong đó, sự liên tục được xem xét khi bạn nói rõ câu từ, giữa các từ không nói quá nhanh hay quá chậm mà được giữ một nhịp ổn định và khi bạn ngập ngừng không nói gì thì cũng sẽ bị trừ điểm. Sự mạch lạc được tính trên bố cục bài nói của bạn, giữa các câu nên có các từ nối và bài nói không được đi sai chủ đề.
-
Nguồn từ vựng
Đánh giá khả năng sử dụng vốn từ vựng phong phú và chính xác khi trình bày các chủ đề khác nhau, khả năng giải thích về một khái niệm mà bạn không biết chính xác bằng tiếng Anh. Ở đây, bạn không nên dùng một từ vựng quá nhiều lần hay dùng những từ quá phổ biến, thay vào đó hãy linh hoạt sử dụng vốn từ rộng trên mức cơ bản một cách hợp lý và chính xác.
-
Sử dụng cấu trúc đa dạng và chính xác
Điểm này được chấm dựa trên cách bố trí câu, sử dụng các mệnh đề hợp lý, cấu trúc câu phức tạp và có nhiều thì được sử dụng. Một số loại câu cần chú ý như như câu đơn, câu phức, các loại câu phức tạp như: mệnh đề phụ, mệnh đề quan hệ, câu điều kiện, ác loại thì hoàn thành… Tóm lại, đây là tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng các cấu trúc câu trong bài thi IELTS Speaking.
-
Phát âm
Nói chính xác hơn thì đây là tiêu chí Pronunciation bao gồm phát âm và âm điệu. Bạn luyện Speaking IELTS như thế nào không quan trọng nhưng hội đồng sẽ đánh giá khả năng phát âm các nguyên âm, phụ âm một cách chính xác, nhấn đúng trọng âm, có ngữ điệu, không nói quá nhanh hay quá chậm và ngắt nghỉ đúng chỗ của bạn đấy! Do đó, hãy nhớ phát âm đầy đủ tất cả các từ, trọng âm được nhấn mạnh đúng chỗ và chú ý âm đuôi hay âm nối để ghi thêm điểm. Khi phát âm chú ý đến giọng không quá cao hay quá thấp, độ rung của họng và hơi thở khi phát ra từng từ chuẩn. Tương tự, âm điệu cũng là một cách đánh trọng âm nhưng là theo từng câu, hãy cố gắng đừng nói một câu không có nhịp điệu mà cần lên xuống hợp lý, nhấn mạnh vào những danh từ, động từ hay tính từ.
Lộ trình tự học IELTS Speaking cho người mới bắt đầu
Người mới bắt đầu học IELTS Speaking như thế nào?
1. Giai Đoạn 1: Học Kiến Thức Nền Cho IELTS Speaking – Tháng 1, 2
- Luyện PHÁT ÂM: Khi bắt tay vào học nói Tiếng Anh, với những bạn mới bắt đầu học thì trở ngại lớn nhất của các bạn là phát âm sai, nói ngữ điệu ngang và khó nghe, vì vậy hãy luyện phát âm hay ngay từ bước đầu tiên. Có thể luyện bằng cách NGHE và BẮT CHƯỚC các tài liệu nước ngoài.Ví dụ: VOA Special English, CNN, Ted talks, how I met your mother, hay các seri Tiếng Anh ở VN khá hay như 8 IELTS.
Hãy nghe và nhắc lại giống hệt ngữ điệu và cách phát âm như vậy, để dần dần cải thiện khả năng phát âm của mình nhé. Mỗi ngày nên nghe và bắt chước 1 clip tầm 15 phút
-
Học nền tảng TỪ VỰNG: Quyển sách được khuyên là: CAMBRIDGE VOCABULARY FOR IELTS, có cả flashcard kèm theo nên rất dễ học, mua hiệu sách nào cũng có, học xong quyển này thì các bạn cũng có nền tảng khoảng 2k từ đủ dùng trong IELTS band 6.0 rồi.
Lập kế hoạch mỗi ngày học 1 unit, từ vựng học được qua các bài đó thì phải dùng thường xuyên hàng ngày bằng cách lấy ví dụ, tạo các đoạn hội thoại có chứa các từ đó, luyện nói, tránh học vẹt, học thuộc lòng mà không ứng dụng.
-
Học nền tảng NGỮ PHÁP: Các bạn nên học theo cuốn sách kinh điển ENGLISH GRAMMAR IN USE của Raymond Murphy, quyển sách dài cộp hơn 400 trang với hơn 100 chủ đề ngữ pháp trong Tiếng Anh.
Các bạn chỉ cần nắm được hơn 30 chủ đề ngữ pháp cơ bản là có thể áp dụng tốt vào bài thi, vì Speaking chỉ cần nói đơn giản thôi.
Lập kế hoạch mỗi ngày học lại 1 chủ đề ngữ pháp và dùng nhiều trong các bài nói hàng ngày.
2. Giai Đoạn 2: Học Cách Trả Lời Các Dạng Bài IELTS Speaking – Tháng thứ 3, 4
-
Tìm hiểu về bài thi IELTS Speaking, có mấy phần, mỗi phần bao nhiêu câu hỏi, tiêu chí chấm thế nào, xem thử các bài thi thử trên mạng xem độ pro của các sĩ tử đi thi thế nào.
-
Bắt tay vào luyện từng Part (Dành 3 tuần cho Part 1, 4 tuần cho Part 2, và 3 tuần cho Part 3), khi học những Part sau vẫn phải dành thời gian đảo qua cả những phần trước đã tự học được.
-
Với mỗi Part, đầu tiên hãy xem câu trả lời nên đi theo form nào, mỗi câu trả lời nên kéo dài bao lâu, có mẹo, Tips gì không, tiêu chí chấm… ( Đã có hướng dẫn chi tiết trong sách ) – Cứ đi theo từng bước và luyện tập chăm chỉ là được.
-
Thêm vào đó, hãy chăm chỉ đọc các Tips, Mẹo giúp ăn điểm:
+ Mẹo của Simon – giám khảo chấm thi IELTS nhiều năm:
+ Các từ vựng hay dành cho IELTS Speaking: Ví dụ thay vì nói: She impressed me, thì sách sẽ dạy bạn nói lại bằng cụm: She really made great impression on me
3. Giai Đoạn 3 : Luyện Tập Phản Xạ Với Đề Thi Thật – Tháng thứ 5, 6
Đến giai đoạn này các bạn đã có kiến thức nền và cách trả lời các phần khá ổn rồi, nên sẽ bắt tay vào luyện các tập đề Forecast Speaking – Tập dự đoán đề – Khi đi thi sẽ trúng 99% các đề này, quan trọng làm thế nào để trả lời trôi chảy được các đề này mà thôi. Một năm sẽ có 3 tập dự đoán ( Tập 1: Dành cho Tháng 1-4, Tập 2: Dành cho Tháng 5-8, Tập 3: Tháng 9-12), thi thời gian nào thì dùng tập đó và tập trước đó nhé )
Bạn nào vượt qua thành công 6 tháng này thì ít nhất 7.0 nhé (Với điều kiện phát âm ngữ điệu ổn).
Tuy tự học nhưng các bạn vẫn nên tìm ít nhất 1 người để luyện cùng, và sửa những lỗi sai cho mình. Công thức trên chỉ áp dụng cho các bạn nào có thời gian học và nghiêm túc học. Nếu bận học hoặc bận làm thì bạn nên tham khảo các khóa học IELTS cho người mới bắt đầu chỉ từ 3-6 tháng cho người mới bắt đầu tại Pasal. Chúc các bạn tự học thành công!
Đừng quên tham khảo thêm lộ trình học IELTS độc quyền từ chuyên gia Simon Corcoran cùng Pasal bạn nhé!