Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh dễ sai sót và cách nắm vững
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh dễ sai sót và cách nắm vững
Nội dung chính
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh mà bạn có thể bị "râu ông nọ cắm cằm bà kia"
Đối với người học ngoại ngữ, không ai trong chúng ta có thể bỏ qua bước học và tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh bởi chúng giống như những viên gạch xây dựng nền tảng cơ bản cho bạn. Trong bài kiểm tra ngữ pháp đơn lẻ, bạn có thể được 9, nhưng khi đến với bài thi tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh bạn lại được điểm 9 lộn ngược. Bạn làm hiện tại đơn nhưng lại chỉ thấy hiện tại cô đơn thì chắc chắn có thể bạn đang mắc phải những nhầm lẫn dưới đây! Cùng xem 5 kiến thức ngữ pháp quan trọng và thường gặp, dễ bị sai sót cũng như các mẹo nắm vững chúng mà Pasal đã tổng hợp nhé!
I/ Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh với 12 thì cơ bản
12 công thức thì “vỡ lòng” (tính thêm cả thì tương lai gần sẽ là 13 thì tất cả) này sẽ là bước đầu và cũng là những kiến thức bạn sẽ gặp trong tất cả các bài tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh, là những viên gạch nền móng sẽ giúp bạn đọc đi từ cơ bản đến tiếng Anh nâng cao. Với con số 13 thì, chắc chắn việc nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi, vậy nên hãy cùng Pasal phân biệt rõ cách sử dụng của từng thì nha!
Điều đầu tiên chúng ta cần làm rõ trước khi đến với từng công thức của từng thì, đó chính là một câu trong tiếng Anh được cấu tạo bởi: S + V. Trong đó:
- S là chủ ngữ
- V là động từ. Trong đó, động từ phân ra làm 2 loại: động từ “to be” và động từ thường. Động từ “to be” sẽ biến hình thành các từ như: am, is, are, was, were, been theo từng thì, và trường hợp cụ thể. Trong khi đó, động từ thường sẽ là những động từ còn lại như: play, watch, study, walk,...
Nắm rõ được điều này, chúng ta sẽ thấy từng kiến thức ngữ pháp đỡ đi phần nào phức tạp. Hay nói cách khác, việc tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cũng trở nên dễ dàng, hệ thống hơn, dễ nhớ và dễ hiểu hơn.
1/ Thì hiện tại đơn
1.1. Cách dùng
- Diễn tả một thói quen hay hành động lặp đi lặp lại tại thời điểm hiện tại.
- Diễn tả một chân lý, hay sự thật hiển nhiên.
- Nói về một lịch trình, chương trình có thời gian biểu cố định.
- Câu điều kiện loại 0 và loại I.
1.2. Dấu hiệu nhận biết
Có những trạng từ tần suất như: never, rarely, seldom, sometimes, usually, often, frequently, always, every (day/ month/ year…), …
1.3. Công thức
1.3.1. Động từ “to be”:
- Câu khẳng định: S+ am/ is/ are + O…
- Câu phủ định: S + am/ is/ are + not + O…
- Câu hỏi tương ứng: Am/ is/ are + S + O… (câu hỏi Yes/ No)
- Câu hỏi tương ứng: Wh- + am/ is/ are (not) + S + O…? (câu hỏi bắt đầu bằng Wh-)
* Lưu ý:
- I+ am
- She/ he/ it/chủ ngữ số ít + is
- We/ they/ you/ chủ ngữ số nhiều + are
1.3.2 Động từ thường
- Câu khẳng định: S + V(s/es) + O…
- Câu phủ định: S + does not/ do not+ V + O…
- Câu hỏi tương ứng: Does/ do + S + V + O…? (câu hỏi Yes/ No)
- Câu hỏi tương ứng: Wh- + does/ do + S + V + O… ? (câu hỏi bắt đầu bằng Wh-)
*Lưu ý:
- Does sẽ dùng cho: she/ he/ it/ chủ ngữ số ít
- Do sẽ dùng cho: you/ we/ they/ chủ ngữ số nhiều
- Does not = doesn’t
- Do not = don’t
- Với các từ có tận cùng là “o”, “ch”, “sh”, “x”, “s” thì khi dùng với ngôi số ít, thêm đuôi “es”. (go -goes; do – does; watch – watches; fix – fixes, miss – misses, wash - washes )
- Với các từ có tận cùng là “y” thì khi dùng với ngôi số ít, bỏ “y” và thêm đuôi “ies” (copy – copies; study – studies)
- Với các từ còn lại, thêm đuôi “s”. (see – sees; play – plays,…)
2/ Hiện tại tiếp diễn:
2.1. Cách dùng
- Diễn tả một hành động đang xảy ra ngay tại thời điểm nói.
- Đề cập đến một hành động hoặc sự việc đang diễn ra nhưng không nhất thiết phải xảy ra ngay lúc nói.
- Mô tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai gần, thường là đề cập về kế hoạch đã được lên lịch sẵn.
- Dùng để diễn tả một sự phàn nàn về hành động nào đó do người khác gây ra, thường đi cùng với always.
2.2. Dấu hiệu nhận biết
- Có những trạng từ chỉ thời gian như: now, right now, at the moment, at the present, …
- Có những động từ gây chú ý: Look! Look out! Watch! Watch out! Listen! Keep silent!
2.3. Công thức:
- Câu khẳng định: S + am/ is/ are+ Ving
- Câu phủ định: S + am/ is/ are + not + Ving
- Câu hỏi tương ứng: Am/ is/ are + S + Ving? (câu hỏi Yes/ No)
- Câu hỏi tương ứng: Wh- + am/ is/ are + S + Ving? (câu hỏi bắt đầu với Wh-)
* Lưu ý:
Những động từ không chia ở hiện tại tiếp diễn:
- Appear: xuất hiện
- Believe: tin tưởng
- Belong: thuộc về
- Contain: chứa đựng
- Depend: phụ thuộc
- Forget: quên
- Hate: ghét
- Hope: hy vọng
- Know: biết
- Lack: thiếu
- Like: thích
- Love: yêu
- Mean: có nghĩa là
- Need: cần
- Prefer: thích hơn
- Realize: nhận ra
- Remember: nhớ
- Seem: dường như/ có vẻ như
- Sound: nghe có vẻ như
- Suppose: cho rằng
- Taste: nếm
- Understand: hiểu biết
- Want: muốn
- Wish: ước
3/ Hiện tại hoàn thành
3.1. Cách dùng:
- Diễn tả sự việc, hành động đã bắt đầu trong quá khứ nhưng vẫn diễn ra ở thời điểm hiện tại.
- Diễn tả một sự việc, hành động đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ.
- Diễn tả một kinh nghiệm cho tới thời điểm hiện tại.
- Diễn tả một sự việc vừa mới xảy ra.
3.2. Dấu hiệu nhận biết:
- Before: trước đây
- Ever: đã từng
- Never: chưa từng, không bao giờ
- For + quãng thời gian: trong khoảng (for years, for a long time,..)
- Since + mốc thời gian: từ khi (since 2001,…)
- Yet: chưa (dùng trong câu phủ định và câu nghi vấn)
- …the first/ second…time: lần đầu tiên/ thứ hai..
- Just = Recently = Lately: gần đây, vừa mới
- Already: rồi
- So far = Until now = Up to now = Up to the present: cho đến bây giờ
*Lưu ý:
- Already, never, ever, just: sau “have/ has” và đứng trước động từ phân từ II.
- Already: cũng có thể đứng cuối câu.
- Yet: đứng cuối câu, và thường được sử dụng trong câu phủ định và nghi vấn.
- So far, recently, lately, up to present, up to this moment, in/ for/ during/ over + the past/ last + thời gian: Có thể đứng đầu hoặc cuối câu.
3.3. Công thức:
- Câu khẳng định: S + have/ has + Ved/PII
- Câu phủ định: S + have/ has + not + Ved/PII
- Câu hỏi tương ứng: Have/ Has + S + Ved/PII +…? ( Câu hỏi Yes/ No)
- Câu hỏi tương ứng: Wh- + have/ has + S (+ not) + Ved/PII +…? ( Câu hỏi bắt đầu với Wh-)
* Lưu ý:
- Have dùng cho: I, you, we, they, chủ ngữ số nhiều
- Has dùng cho: She, he, it, chủ ngữ số ít
- Has not = hasn’t
- Have not = haven’t
4/ Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
4.1. Cách dùng
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn dùng để chỉ hành động bắt đầu trong quá khứ và kéo dài liên tục cho đến hiện tại nhằm nhấn mạnh tính chất liên tục và kéo dài của hành động.
4.2. Dấu hiệu nhận biết
- Since + mốc thời gian (không rõ ràng)
- For + thời gian chính xác
- All + khoảng thời gian
- Từ nhận biết gồm: All day, all week, since, for, for long time, almost every day this week, recently, lately, in the past week, in recent years, up until now, and so far, at the moment.
4.3. Công thức
- Câu khẳng định: S + have/has + been + V-ing
- Câu phủ định: S + have/has + not + been + V-ing
- Câu hỏi tương ứng: Have/Has + S + been + V-ing? (câu hỏi Yes/ No)
- Câu hỏi tương ứng: Wh- + have/has + S + been + V-ing? (câu hỏi bắt đầu với Wh-)
* Lưu ý:
- Have dùng cho: I/ you/ we/ they/ chủ ngữ số nhiều
- Has dùng cho: She/ he/ it/ chủ ngữ số ít
- Has not = hasn’t
- Have not = haven’t
5/ Quá khứ đơn
5.1. Cách dùng
-
Diễn tả một hành động xảy ra và kết thúc trong quá khứ với thời gian xác định rõ.
-
Diễn tả một thói quen, hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ và không còn diễn ra ở hiện tại nữa.
-
Diễn tả các hành động xảy ra liên tục trong quá khứ.
-
Sử dụng khi có một hành động xen vào một hành động đang diễn ra trong quá khứ.
-
Dùng trong câu điều kiện loại II.
5.2. Dấu hiệu nhận biết
-
Có những trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ: yesterday, last (night/ week/ month/ year), ago,...
5.3 Công thức: cũng giống với công thức của hiện tại đơn nhưng đối với quá khứ đơn chúng ta sẽ lùi một thì.
5.3.1. Động từ “to be”
- Câu khẳng định: S + was/ were + O
- Câu phủ định: S + was/ were + not + O
- Câu hỏi tương ứng: Was/ were + S + O?
* Lưu ý:
- Was dùng cho chủ ngữ: I/ he/ she/ it / danh từ số ít / danh từ không đếm được
- Were dùng cho chủ ngữ: We/ you/ they/ danh từ số nhiều
- Was not = wasn’t
- Were not = weren’t
5.3.2. Động từ thường
- Câu khẳng định: S + Ved/PI + O
- Câu phủ định: S + did not + V + O
- Câu hỏi tương ứng: Did + S + V + O?
* Lưu ý: Did not = didn’t
6/ Quá khứ tiếp diễn
6.1. Cách dùng
- Diễn tả một hành động đang diễn ra tại một thời điểm nhất định trong quá khứ, thường đi kèm với mốc thời gian.
- Diễn tả một hành động đang xảy ra thì bị một hành động khác cắt ngang.
- Diễn tả hai hành động đang cùng diễn ra tại một thời điểm trong quá khứ.
6.2. Dấu hiệu
- Câu chứa các (cụm) từ hoặc mệnh đề chỉ thời điểm trong quá khứ: last night – đêm qua, that morning – sáng đó, when she came – khi cô ấy đến
- Các câu phức 2 mệnh đề và ‘while’ hoặc ‘when
6.3 Công thức
- Câu khẳng định: S + was/ were + Ving + O
- Câu phủ định: S + was/ were + not Ving + O
- Câu hỏi tương ứng: Was/ were + S + Ving + O?
* Lưu ý:
- Was dùng cho chủ ngữ: I/ he/ she/ it / danh từ số ít / danh từ không đếm được
- Were dùng cho chủ ngữ: We/ you/ they/ danh từ số nhiều
- Was not = wasn’t
- Were not = weren’t
7/ Quá khứ hoàn thành
7.1. Cách dùng
- Diễn tả hành động đã xảy ra hoặc đã không xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ.
- Diễn tả một hành động đã xảy ra hoặc đã không xảy ra trong suốt một khoảng thời gian trong quá khứ, trước khi một hành động khác xảy ra trong quá khứ.
7.2. Dấu hiệu nhận biết
- Một mệnh đề dùng với quá khứ hoàn thành
- Một mệnh đề dùng với quá khứ đơn đi kèm với một số trạng từ chỉ thời gian: after, before, by the time,...
7.3. Công thức
- Câu khẳng định: S + had + Ved/PII + O
- Câu phủ định: S + had + not + Ved/PII +O
- Câu hỏi tương ứng: Had + S + Ved/PII + O?
* Lưu ý: Had not = hadn’t
8/ Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
8.1. Cách dùng
Giống thì quá khứ hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn cũng diễn tả một hành động đã hoặc đã không xảy trong suốt một khoảng thời gian trước khi một hành động khác xảy ra trong quá khứ. Điểm khác biệt là quá khứ hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh sự (gần như) liên tục, không ngắt quãng của hành động xảy ra trước.
8.2. Dấu hiệu
- Trong câu có liên từ chỉ thời gian + mốc thời gian chỉ quá khứ
8.3. Công thức
- Câu khẳng định: S + had + been + V-ing + O
- Câu phủ định: S + had not + been + V-ing + O
- Câu hỏi tương ứng: Had + S + been + V-ing + O?
9/ Tương lai đơn
9.1. Cách dùng
- Diễn tả một dự đoán chủ quan, không có căn cứ.
- Diễn tả một quyết định hay kế hoạch được đưa ra tức thì/ngay tại thời điểm nói.
- Diễn tả một lời hứa sẽ làm gì hoặc sẽ không làm gì.
- Diễn tả một lời cảnh cáo/ đe dọa/hăm dọa/…
9.2. Dấu hiệu nhận biết
- Trong câu có chứa các cụm hoặc mệnh đề chỉ thời điểm trong tương lai: next week, next month, this weekend, when I arrive,...
9.3. Công thức
- Câu khẳng định: S + will + V + O
- Câu phủ định: S + will + not + V + O
- Câu hỏi tương ứng: Will + S + V + O?
10/ Tương lai tiếp diễn
10.1. Cách dùng
- - Diễn tả hành động được cho rằng/ dự tính/… là sẽ đang xảy ra tại một thời điểm nào trong tương lai.
- - Diễn tả một kế hoạch/dự tính trong tương lai, có độ chắc chắn sẽ xảy ra cao và thường đi với một mốc thời gian trong tương lai.
10.2. Dấu hiệu nhận biết
- Động từ được chia theo các cấu trúc trên.
- Trong câu có chứa các (cụm) từ chỉ các thời điểm trong tương lai
10.3. Công thức
- Câu khẳng định: S+ will + be + Ving+ O
- Câu phủ định: S + will + not + be + Ving
- Câu hỏi tương ứng: Will + S + be + V-ing?
11/ Tương lai hoàn thành
11.1. Cách dùng
- Diễn tả một hành động đã xảy ra và hoàn tất trước một thời điểm hay một hành động khác trong tương lai.
- Diễn tả một hành động đã xảy ra và kéo dài cho tới một thời điểm hay tới khi một hành động khác xảy ra trong tương lai, thường đề cập đến khoảng thời gian mà hành động trên đã kéo dài.
- Diễn tả một hành động đã xảy ra được bao nhiêu lần cho tới một thời điểm hay tới khi một hành động khác xảy ra trong tương lai.
11.2. Dấu hiệu nhận biết
- By + thời gian tương lai, By the end of + thời gian trong tương lai, by the time …
- Before + thời gian tương lai
11.3. Công thức
- Câu khẳng định: S+ will + have + Ved/PII
- Câu phủ định: S + /will + not + have + Ved/PII
- Câu hỏi tương ứng: Will+ S + have + Ved/PII?
12/ Tương lai hoàn thành tiếp diễn
12.1. Cách dùng
- Cũng giống như thì tương lai hoàn thành, thì tương lai hoàn thành tiếp diễn diễn tả một hành động đã xảy ra và kéo dài cho tới một thời điểm hay tới khi một hành động khác xảy ra trong tương lai, thường đề cập đến khoảng thời gian mà hành động trên đã kéo dài. Tuy nhiên, thì tương lai hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh đến sự tiếp diễn liên tục, không ngắt quãng.
12.2. Dấu hiệu nhận biết
Những từ, cụm từ chỉ mốc thời gian tương lai: tonight, this weekend, next week/ month…
12.3 Công thức
- Câu khẳng định: S + will + have been + Ving + O
- Câu phủ định: S+ will not + have + been + Ving + O
- Câu hỏi tương ứng: Will +S + have been + Ving + O?
*Lưu ý: will not = won’t
13/ Tương lai gần
13.1. Cách dùng
- Diễn tả hành động chắc chắn xảy ra trong tương lai đã có kế hoạch từ trước.
- Một việc sẽ xảy ra trong tương lai nhờ các dữ kiện ở hiện tại.
13.2. Dấu hiệu nhận biết
- Dấu hiệu nhận biết của thì tương lai gần là các trạng từ chỉ thời gian giống như dấu hiệu nhận biết của thì tương lai đơn, nhưng ngoài ra nó có thêm những căn cứ hay những dẫn chứng cụ thể.
13.3. Công thức
- Câu khẳng định: S + am/ is/ are + going to + V
- Câu phủ định: S + am/ is/ are + not + going to + V
- Câu hỏi tương ứng: Am/ is/ are + S + going to + V?
* Lưu ý:
- I + am
- Is dùng cho chủ ngữ là: She/ he/ it/ danh từ số ít/ danh từ không đếm được
- Are dùng cho chủ ngữ là: We/ they/ you/ danh từ số nhiều
II/ Câu trực tiếp, gián tiếp
Cả câu trực tiếp hay gián tiếp trong tiếng Anh đều là câu tường thuật. Sự khác nhau nằm giữa hai câu đó là câu trực tiếp tường thuật lại chính xác lời người nói và nằm trong dấu ngoặc kép. Trong khi đó, câu gián tiếp thường bắt đầu mệnh đề bằng “that” sau đó biến đổi thì, đại từ nhân xưng và trạng ngữ chỉ thời gian nơi chốn theo quy tắc và không nằm trong dấu ngoặc kép.
Khi chúng ta muốn tường thuật lại câu với câu gián tiếp chúng ta cần tuân theo những quy tắc sau:
1/ Xác định từ tường thuật
Trong câu từ thường xuất hiện nhiều từ như: tell, ask, require, deny… tuy nhiên cấu trúc tell- told, say- said được sử dụng phổ biến nhất.
* Lưu ý:
- Dùng told khi thuật lại lời nói của người nào đó với một người thứ ba.
- Dùng said khi thuật lại lời nói của người nào đó mà không nhắc tới người thứ ba
2/ Lùi thì của động từ
Thì trong câu trực tiếp | Thì trong câu gián tiếp |
Hiện tại đơn/ tiếp diễn/ hoàn thành | Quá khứ đơn/ tiếp diễn/ hoàn thành |
Quá khứ đơn | Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ tiếp diễn | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Quá khứ hoàn thành | Quá khứ hoàn thành |
Tương lai đơn | Tương lai trong quá khứ (would) |
Tương lai gần (am/is/are + going to V) | Quá khứ tiếp diễn (was/ were + going to V) |
3/ Đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và tính từ sở hữu
Câu trực tiếp |
Câu gián tiếp |
I |
She/he |
We |
They |
You |
I/she/she/they |
Us |
Them |
Our |
Their |
Myself |
Himself/ herself |
Ourselves |
Themselves |
Yourself |
Himself/ herself / myself |
My |
His/ Her |
Me |
Him/ Her |
Mine |
His/ hers |
Yours |
His, her, my / Their |
Us |
Them |
Our |
Their |
4/ Thay đổi các cụm từ chỉ thời gian và nơi chốn
Câu trực tiếp |
Câu gián tiếp |
Here |
There |
Now |
Then |
Today |
That day |
Yesterday |
The previous day hoặc the day before |
Tomorrow |
The following day hoặc the next day |
Ago |
Before |
Last |
The previous |
Next |
The following |
This |
That |
These |
Those |
III/ Câu chủ động, bị động
Nếu bạn đã học hết tất cả 13 thì trong tiếng Anh và chắc chắn với những kiến thức ngữ pháp mình đã học. Nhưng lại hoang mang trước những ví dụ như: will be bought, is given,... tại sao ngữ pháp lại có cách chia động từ này thì chắc hẳn rằng, lúc đó bạn đang gặp kiến thức của phần câu bị động, câu chủ động.
Hãy cùng Pasal làm rõ về kiến thức này để tránh nhầm lẫn với những kiến thức trên nhé!
Câu bị động (Passive Voice) là câu được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng (chủ ngữ) là người hoặc con vật chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thì của động từ ở câu bị động phải tuân theo thì của động từ ở câu chủ động.
Cấu trúc câu bị động
Câu chủ động | S1 | V | O |
Câu bị động | S2 | to be | Phân từ 2 |
(Chủ ngữ + dạng của động từ “to be” + Động từ ở dạng phân từ 2)
Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ “to be” theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ TO BE được chia ở dạng số nhiều...
Ví dụ: My mom gave me a gift on my birthday.
=> I was given a gift by my mom on my birthday.
* Lưu ý:
- Nếu S trong câu chủ động là: they, people, everyone, someone, anyone, etc => được bỏ đi trong câu bị động
- Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng 'by', nhưng gián tiếp gây ra hành động thì dùng “with”
Công thức chuyển đổi cụ thể như sau:
Thì |
Chủ động |
Bị động |
Hiện tại đơn |
S + V(s/es) + O |
S + am/is/are + Ved/PII |
Hiện tại tiếp diễn |
S + am/is/are + V-ing + O |
S + am/is/are + being + Ved/PII |
Hiện tại hoàn thành |
S + have/has + Ved/PII + O |
S + have/has + been + Ved/PII |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn |
S + have/has + been + V-ing + O |
S + have/ has been being + Ved/PII |
Quá khứ đơn |
S + Ved/PI + O |
S + was/were +Ved/PII |
Quá khứ tiếp diễn |
S + was/were + V-ing + O |
S + was/were + being +Ved/PII |
Quá khứ hoàn thành |
S + had + Ved/PII + O |
S + had + been + Ved/PII |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
S + hadn’t + been + V-ing + O |
S + had been being + Ved/PII |
Tương lai đơn |
S + will + V + O |
S + will + be + Ved/PII |
Tương lai hoàn thành |
S + will + have + P2 + O |
S + will + have + been + Ved/PII |
Tương lai hoàn thành tiếp diễn |
S + will + have + been + V-ing + O |
S + will have been being + Ved/PII |
Tương lai gần |
S + am/is/are going to + V+ O |
S + am/is/are going to + be + Ved/PII |
Động từ khuyết thiếu |
S + ĐTKT + V + O |
S + ĐTKT + be + Ved/PII |
IV/ Câu điều kiện
Trong việc tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh, ta không thể không kể đến câu điều kiện (conditional sentences). Câu điều kiện là các câu phức diễn đạt một kết quả xảy ra từ một giả thiết. Câu điều kiện có 2 phần: mệnh đề giả thiết (If-clause) và mệnh đề kết quả hay còn gọi là mệnh đề chính (main clause)Trong câu điều kiện chúng ta sẽ có 4 loại chính với 2 cấu trúc ngữ pháp câu điều kiện hỗn hợp với công thức và cách dùng như sau:
Các loại câu điều kiện |
Công thức |
Cách dùng |
Câu điều kiện loại 0 |
If + S + V (thì hiện tại đơn), S + V (thì hiện tại đơn) |
Diễn tả sự việc luôn đúng hoặc luôn xảy ra dựa trên một giả thiết. |
Câu điều kiện loại 1 |
If + S + V (thì hiện tại đơn), S + V (thì tương lai đơn) |
Diễn tả sự việc có nhiều khả năng sẽ xảy ra từ một giả thiết nào đó. |
Câu điều kiện loại 2 |
If + S + V (thì quá khứ đơn), S + would/could + V(nguyên thể) |
Diễn tả một giả thiết ít có khả năng xảy ra ở hiện tại, đưa đến một kết quả cũng ít có khả năng xảy ra. |
Câu điều kiện loại 3 |
If + mệnh đề điều kiện (quá khứ hoàn thành), S + would/could + have + Ved/PII |
Diễn tả một giả thiết hoàn toàn không có khả năng xảy ra và kết quả tương ứng từ giả thiết này. |
Câu điều kiện hỗn hợp - Giả thiết (điều kiện loại 3), kết quả (điều kiện loại 2) |
If + S+ had + Ved/PII + …, S+ would/could/… + V(nguyên thể) +… |
Diễn tả một điều kiện không có thật trong quá khứ, nhưng kết quả của nó là một sự việc không có thật ở hiện tại. |
Câu điều kiện hỗn hợp - Giả thiết (điều kiện loại 2), kết quả (điều kiện loại 3) |
If + S+ V2/Ved +…, S+ would/could/… + have + Ved/PII + … |
Diễn tả một điều kiện không có thật ở hiện tại, kết quả là một sự việc không có thật trong quá khứ. |
Ví dụ:
- Câu điều kiện loại 0:
+ If I stay up late, I get tired.
+ I take medicine If I’m sick.
- Câu điều kiện loại I:
+ If the weather is nice, I will go to Sam Son tomorrow.
+ If you don’t hurry, you will miss the bus.
- Câu điều kiện loại II:
+ If the weather wasn’t so bad, we could go to the park.
+ I would be working in Italy if I spoke Italian.
- Câu điều kiện loại III:
+ If I had studied I would have my driving license.
+ I could be a millionaire now if I had taken that job.
- Đảo ngữ câu điều kiện:
Công thức: Had + S + Ved/PII, mệnh đề kết quả (điều kiện loại 3)
Ví dụ: Had you arrived a bit earlier, you would have been able to buy the ticket.
V/ Mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh được dùng để rút ngắn câu nhưng vẫn đảm bảo được về mặt nội dung. Đôi lúc được sử dụng để tránh trùng lặp gây nhàm chán cho người nghe, người đọc.
Hiểu đơn giản thì chúng ta có mệnh đề quan hệ là mệnh đề được bắt đầu bằng những đại từ quan hệ như: who, whom, whose, which, that hoặc một trạng từ quan hệ: when, where, why. Chúng được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ đứng phía trước.
1/ Đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ
* Đại từ quan hệ: who, whom, which, whose, that.
Chủ ngữ | Tân ngữ | Sở hữu |
who | who/whom | whose |
which | which | whose |
that | that |
Cách sử dụng:
- Who và whom là đại từ quan hệ cho người.
- Which là đại từ quan hệ cho vật.
- That là đại từ quan hệ cho cả người và vật.
1.1.Who
- Giải thích cho danh từ chỉ người
- Đóng vai trò chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ
Công thức: Noun + Who + V + (O)….
Ví dụ: The girl who lives next door to me is a teacher.
1.2.Whom
- Giải thích cho danh từ chỉ người.
- Đóng vai trò Tân ngữ trong mệnh đề quan hệ.
Công thức: Noun + Whom + S + V….
Ví dụ:
- This is John, whom you met yesterday (whom là tân ngữ của động từ “met”)
- This is John’s brother, with whom I went to school (whom là tân ngữ của giới từ with).
Tuy nhiên, trong tiếng Anh giao tiếp hàng ngày, người bản ngữ thường sử dụng who:
- This is John, who you met yesterday.
- This is John’s brother, who I went to school with.
1.3.Which
- Giải thích cho Danh từ chỉ vật
- Đóng vai trò Chủ ngữ / Tân ngữ trong mệnh đề quan hệ.
Công thức:
- Noun + Which + V + (O)….
- Noun + Which + S +V
Ví dụ:
- The machine which broke down is now working again.
- This is the house which my parents bought.
1.4.Whose
- Đại từ dùng để chỉ sự sở hữu cho danh từ chỉ người hoặc vật.
- Thường thay cho các tính từ sở hữu: her, his, my, their,… và sở hữu cách ( Tom’s)
Công thức: Noun + Whose + Noun + V….
Ví dụ:
- We need a teacher whose native language is English.
- This is the cat whose owner is very rich.
1.5.That
- Chỉ dùng trong Mệnh đề quan hệ xác định. Có thể dùng thay cho who, whom, và which.
Ví dụ: The woman who/that is standing by the counter is the cashier.
- Khi danh từ phía trước mệnh đề quan hệ bao gồm cả người vẫn vật.
Ví dụ: We can see a lot of people and cattle that are going to the field.
- Khi đi sau các đại từ bất định: every- , some- , any- , no-
Ví dụ: I’ll tell you something that is really interesting.
- Phía sau cấu trúc so sánh nhất và các từ all, every, only,…..
Ví dụ:
- You are the most beautiful girl that I've ever seen in my life.
- You are the only person that I can rely on.
*Lưu ý:
- Khi who, whom, hay which có giới từ đi kèm thì giới từ có thể đặt ở đầu mệnh đề hoặc cuối mệnh đề.
Ví dụ:
- I just bought a vase, in which I can put some flowers.
- I just bought a vase, which I can put some flowers in.
Khi “that” đi với giới từ thì giới từ luôn nằm cuối câu.
Ví dụ:
- I can’t find the book that we have interested in.
Trạng từ quan hệ: where, when, why.
Trạng từ quan hệ |
Cách sử dụng | Ví dụ |
When | Đại diện cho cụm thời gian |
the day when we met him |
Where | Đại diện cho nơi chốn |
the place where we met him |
Why | Đại diện cho lý do |
the reason why we met him |
Chúng ta có thể sử dụng số/định lượng đi cùng với đại từ quan hệ:
all of which/whom |
most of which/whom | many of which/whom |
lots of which/whom |
a few of which/whom | none of which/whom |
one of which/whom |
two of which/whom | etc. |
2. Các loại mệnh đề quan hệ
Chúng ta có 2 loại mệnh đề quan hệ như sau: mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác đinh.
2.1. Mệnh đề quan hệ xác định
Mệnh đề quan hệ xác định là mệnh đề dùng để làm rõ đối tượng (người, vật…) mà chúng ta đang nói đến trong câu:
- Dùng để xác định danh từ đứng trước
- Cần thiết cho ý nghĩa của câu
- Không được ngăn cách với mệnh đề chính bởi dấu “,”.
Ví dụ: This is a house which my parents bought.
Lưu ý: chúng ta có thể dùng “that” để thay thế cho “who” hoặc “which”
2.2. Mệnh đề quan hệ không xác định
Mệnh đề quan hệ không xác định là mệnh đề dùng để bổ sung thêm thông tin về đối tượng (người, vật, tình huống…) mà chúng ta đang đề cập:
- Được đặt sau một danh từ đã xác định rồi, nên bản thân nó chỉ dùng để cung cấp thêm thông tin, có hay không có đều được.
- Được ngăn cách với mệnh đề chính bởi dấu “,”
Ví dụ: Lord Thompson, who is 75, has just retired.
Lưu ý:
- Trong mệnh đề quan hệ không xác định, bạn không được dùng “that”
- Đồng thời bạn cũng không được lược bỏ đại từ quan hệ.
3. Rút gọn mệnh đề quan hệ
Rút gọn mệnh đề quan hệ nghĩa là chúng ta rút gọn các mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho chủ ngữ. Và không rút gọn nếu mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho tân ngữ.
3.1. Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng V-ing
Chúng ta sử dụng V-ing để rút gọn trong trường hợp động từ của mệnh đề quan hệ đang ở thể “chủ động”. Nghĩa là chủ ngữ thực hiện hành động. Chúng ta rút gọn với cách bước sau:
- Lược bỏ đại từ quan hệ và trợ động từ “to be” (nếu có)
- Chuyển động từ chính về dạng V-ing.
Ví dụ:
- The man who lives near my home walks to work every day.
- Rút gọn:The man living near my home walks to work every day.
Lưu ý: nếu sau khi rút gọn động từ trở thành being thì chúng ta có thể lược bỏ luôn being.
3.2. Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng V-ed/V3
Chúng ta sử dụng V-ed/V3 để rút gọn trong trường hợp động từ của mệnh đề quan hệ đang ở thể “bị động”. Nghĩa là chủ ngữ “bị” thực hiện một hành động nào đó.
- Lược bỏ đại từ quan hệ và trợ động từ “to be”.
- Giữ nguyên động từ ở dạng V-ed/V3.
Ví dụ:
- A person who has been tricked once is careful the next time.Rút gọn: A person tricked once is careful the next time.
3.3. Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng “to V”
- Khi danh từ có các từ bổ nghĩa như: the only, the first, the second, the last, etc…
Ví dụ:
- John is the last person who enters the room.
Rút gọn: John is the last person to enter the room.
- Khi động từ là have/had:
Ví dụ:
- I have many things that I must do.
Rút gọn: I have many things to do.
- Khi here (to be), there (to be) nằm ở đầu câu:
Ví dụ:
- There are six letters which have to be written today.
Rút gọn: There are six letters to be written today.
3.4. Rút gọn mệnh đề có tính từ / cụm tính từ (adjective / adjective phrase)
- Lược bỏ đại từ quan hệ.
- Lược bỏ động từ (thông thường là “be”, hoặc cũng có thể là “seem”, “look” và “appear”.|
Ví dụ:
- The man who is interested in your car will telephone later.
Rút gọn: The man interested in your car will telephone later.
3.5. Rút gọn mệnh đề có cụm giới từ (prepositional phrase)
- Lược bỏ đại từ quan hệ.
- Lược bỏ trợ động từ "be".
Ví dụ:
- The books which are on the table have been read.
Rút gọn: The books on the table have been read.
Trên đây là bài tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh mà bạn có thể đang gặp nhầm lẫn. Những ngữ pháp cơ bản dưới đây không chỉ là nền tảng kiến thức của bài thì trung học phổ thông, kỳ thi tiếng Anh đại học mà còn giúp bạn về lâu về dài trong con đường chinh phục ngôn ngữ của mình. Pasal chúc các bạn học tập thật tốt và có thể đạt được những kết quả mình mong muốn thông qua bài tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh này nhé! ^^
Bình luận bài viết