Quy tắc xác định trọng âm của từ phải biết

Quy tắc xác định trọng âm của từ phải biết

02/03/2020

Nội dung chính

mục lục

    Khác với tiếng Việt có thanh điệu, các từ tiếng Anh có hai âm tiết trở lên luôn có trọng âm. Xác định và đọc đúng trọng âm là chìa khóa để phát âm chuẩn. Hiểu rõ quy tắc trọng âm sẽ giúp bạn cải thiện vượt trội khả năng giao tiếp tiếng Anh. Cùng Pasal tìm hiểu các mẹo và quy tắc quan trọng nhất trong việc xác định trọng âm nhé.

    Trọng âm là các âm tiết được đọc nhấn mạnh, to hơn, dài hơn, rõ hơn các âm tiết còn lại trong cùng một từ. 
    Trong từ điển, trọng âm được thể hiện bằng dấu (‘) phía trước, bên trên âm tiết đặt trọng âm. 
    Ví dụ: complicated /ˈkɒm.plɪ.keɪ.tɪd/. Trọng âm ở đây rơi vào âm tiết đầu tiên nên phía trước nó sẽ xuất hiện dấu phẩy khi bạn tra phiên âm của từ. 

     

    trọng âm tiếng anh
    Trọng âm giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn

    Tại sao phải xác định trọng âm

    Trọng âm là khái niệm không có trong tiếng Việt, vì vậy mà nhiều người xem nhẹ chúng. Đây là một sai lầm tai hại! Đọc đúng trọng âm sẽ giúp bạn

    Phát âm chuẩn, khiến câu nói giàu ngữ điệu hơn

    Nếu bạn để ý sẽ thấy những người nói tiếng Anh hay, chuẩn luôn nhấn trọng âm một cách rất tự nhiên. Mức độ “tự nhiên” ở đây chính là mức độ gần với giọng người bản địa. 

    Phân biệt các từ gần giống nhau, tránh gây ra bối rối trong giao tiếp

    Trong tiếng Anh có rất nhiều từ viết giống nhau nhưng khi trọng âm rơi vào âm tiết khác nhau, phát âm sẽ khác nhau và ngữ nghĩa cũng hoàn toàn khác nhau. 
    Ví dụ: 
    Từ desert
    Khi là danh từ, mang nghĩa hoang mạc và được phát âm /ˈdezərt/ với âm tiết đầu tiên được nhấn trọng âm
    Khi là động từ, mang nghĩa rời bỏ và được phát âm /dɪˈzɜːrt/, với trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. 

    Xem thêm: Những từ dễ phát âm sai trong tiếng anh

     

    Các quy tắc giúp việc đánh trọng âm dễ dàng hơn

    Vậy làm sao để biết được mình sẽ phải nhấn trọng âm vào đâu? Dưới đây là 13 quy tắc nhấn trọng tâm cơ bản mà có thể giúp các bạn biết cần phải đánh trọng âm vào đâu.

    Tuy nhiên, cần lưu ý đây chỉ là quy tắc dành cho đa số các trường hợp, chứ không phải tất cả nhé.
     

    quy tắc trọng âm

    Quy tắc 1: Danh từ có 2 âm tiết => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

    Ví dụ'children, 'hobby, 'habit, 'labour, 'trouble, 'standard…

    Ngoại lệad'vice, ma'chine, mis'take…

     

    Quy tắc 2: Tính từ có 2 âm tiết => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

    Ví dụ:: 'basic, 'busy, 'handsome, 'lucky, 'pretty, 'silly…

    Ngoại lệa'lone, a'mazed, …

     

    Quy tắc 3: Danh từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

    Ví dụ: 'birthday, 'airport, 'bookshop, 'gateway, 'guidebook, 'filmmaker,…

     

    Quy tắc 4: Tính từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

    Ví dụ'airsick, 'homesick, 'carsick, 'airtight, 'praiseworthy, 'trustworth, 'waterproof, …

    Ngoại lệ: duty-'free, snow-'white …

     

    Quy tắc 5: Động từ có 2 âm tiết => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

    Ví dụ: be'gin, be'come, for'get, en'joy, re'lax, de'ny, re'veal,…

    Ngoại lệ: 'answer, 'enter, 'happen, 'offer, 'open…

     

    Quy tắc 6: Động từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

    Ví dụ: be'come, under'stand,...

    quy tắc trọng âm tiếng anh

    Quy tắc 7: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self

    Ví dụ: e'vent, sub'tract, pro'test, in'sist, main'tain, my'self, him'self …

     

    Quy tắc 8: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, - eer, -ese, -ique, -esque, -ain

    Ví dụag'ree, volun'teer, Vietna'mese, re'tain, main'tain, u'nique, pictu'resque, engi'neer…

    Ngoại lệcom'mittee, 'coffee, em'ployee…

     

    Quy tắc 9: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity =>  trọng âm rơi vào âm tiết liền trước nó

    Ví dụeco'nomic, 'foolish, 'entrance, e'normous …

     

    Quy tắc 10: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm

    Ví dụdis'cover, re'ly, re'ply, re'move, des'troy, re'write, im'possible, ex'pert, re'cord, …

    Ngoại lệ'underpass, 'underlay…

     

    Quy tắc 11: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed => trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2

    Ví dụbad-'tempered, ,short-'sighted, ill-'treated, ,well-'done, well-'known…

     

    Quy tắc 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi: -ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less

    Ví dụ:

    • ag'ree – ag'reement
    • 'meaning – 'meaningless
    • re'ly – re'liable
    • 'poison – 'poisonous
    • 'happy – 'happiness
    • re'lation – re'lationship
    • 'neighbour – 'neighbourhood
    • ex'cite - ex'citing

     

    Quy tắc 13: Những từ có tận cùng là: –graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên

    Ví dụeco'nomical, de'moracy, tech'nology, ge'ography, pho'tography, in'vestigate, im'mediate,…

     

    Bạn có thấy bài viết Làm sao để xác định trọng âm của từ giúp ích cho bạn trong quá trình học tiếng Anh không? Pasal hi vọng là có! Để tăng khả năng Reading, Speaking hơn nữa, bạn có thể theo dõi các bài viết trong danh mục Cách phát âm tiếng anh

    Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Hàng triệu người đã thử nghiệm và thành công nói tiếng Anh trôi chảy chỉ sau 3 - 6 tháng với phương pháp này. Click vào đây để cùng tìm hiểu về phương pháp này nhé

     

    Xem thêm: Mới bắt đầu học tiếng anh phát âm sao cho chuẩn

     

    phương pháp học tiếng anh hiệu quả

    Tác giả: Hồng Nhật
    Giới thiệu về tác giả: Hồng Nhật
    ảnh tác giả

    Mình là Hồng Nhật, giảng viên tiếng Anh giao tiếp tại Pasal. Với hơn 4 năm kinh nghiệm giảng dạy, mong rằng những kiến thức mình và Pasal chia sẻ có thể hữu ích cho các bạn trên con đường học tập và phát triển bản thân.

    Bình luận bài viết